Bệnh suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính, không có phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị nội khoa hiện nay chủ yếu làm giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh và ngăn không cho bệnh nặng hơn. Trong khi các thủ thuật ít xâm lấn hoặc ngoại khoa thì được áp dụng cho điều trị thẩm mỹ hoặc các trường hợp nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Sau khi điều trị bệnh có thể tái phát, vì thế đòi hỏi người bệnh phải phối hợp với các biện pháp tự điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà giúp tránh tái phát bệnh.
Sau đây là 10 cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch bạn có thể áp dụng cho bản thân hoặc người nhà.
Tập thể dục
Tập thể dục là cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch dễ thực hiện nhất. Tập thể dục thường xuyên làm máu huyết ở chân lưu thông tốt hơn, nhờ đó làm giảm tình trạng ứ trệ máu ở dưới chân. Tập thể dục cũng giúp hạ huyết áp, vốn là một yếu tố gây nên suy giãn tĩnh mạch chân.
Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức. Những bài tập hiệu quả, không cần quá gắng sức gồm: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga.
Vớ y khoa
Vớ y khoa, hay vớ ép tĩnh mạch có tác dụng điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ tạo áp lực lên chân, giúp các cơ chân và tĩnh mạch đẩy máu từ chân về tim.
Một nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy người sử dụng vớ ép dài đến gối với áp lực từ 18 đến 21 mmHg trong một tuần, đã thấy giảm đau và nhức mỏi do suy giãn tĩnh mạch.
Vớ y khoa được bán tại các cửa hàng dụng cụ y khoa. Một đôi vớ y khoa tốt có giá từ 1 triệu đồng, sử dụng được 6 tháng.
Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược
Những người bị suy giãn tĩnh mạch nên thử dùng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược vì ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hiệu quả của những sản phẩm này.
– Một phân tích tổng quan từ năm 2006 cho thấy cao hạt dẻ ngựa có thể giúp giảm đau chân, nặng chân và ngứa chân ở những người bị suy tĩnh mạch mạn tính.
– Một phân tích tổng quan từ năm 2010 cho thấy chiết xuất từ cây thông biển và cây đậu chổi có thể làm giảm triệu chứng sưng hay phù chân- thường thấy ở người bị suy giãn tĩnh mạch.
Tại Việt Nam, đã có viên thảo dược Rotuven 300 được sản xuất tại Mỹ, chứa cao hạt dẻ ngựa và rutin (trích tinh từ hoa hòe). Rotuven giúp giảm đau chân, nặng chân và sưng phù chân hiệu quả >80%. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2013, đến nay đã có gần 300,000 hộp thuốc Rotuven đến tay người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Rotuven được bán rộng rãi tại các nhà thuốc đông và tây y.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch, vì thế điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch quan trọng nhất.
- Ăn mặn hay ăn thực phẩm chứa nhiều muối (natri) có thể khiến cơ thể giữ nước, do đó, bớt ăn những thức ăn này có thể giảm thiểu việc giữ nước. Ngược lại, thực phẩm chứa nhiều kali có thể giảm bớt suy giãn tĩnh mạch bằng cách bớt giữ nước trong cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: hạnh nhân và hạt dẻ cười; đậu lăng (lentil) và đậu trắng; khoai tây; các loại rau có lá; cá hồi và cá ngừ.
- Thực phẩm có chất xơ tăng nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Điều này quan trọng, do táo bón có thể làm nặng hơn triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm: các loại quả khô, hạt khô và các cây họ đậu; yến mạch; thực phẩm nguyên cám như gạo lức.
- Thực phẩm có flavonoid giúp máu lưu thông dễ dàng và ngăn ứ trệ ở tĩnh mạch chân. Bên cạnh đó còn làm giảm huyết áp ở động mạch và thư giãn các mạch máu. Thực phẩm giàu flavonoid bao gồm: rau: hành, ớt chuông, rau bina và bông cải xanh; trái cây họ cam chanh và nho, anh đào, táo và quả việt quất; ca cao; tỏi.
Giảm cân! Giảm cân! Giảm cân!
Hiện nay, nhiều người đều biết béo phì/thừa cân là nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và thoái hóa khớp, nhưng ít ai biết rằng béo phì/thừa cân cũng là một nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Béo phì/thừa cân làm tăng áp lực của cơ thể, nhất là khi đứng khiến cho máu trong các tĩnh mạch dưới chân rất khó trở về tim. Áp lực trong lòng tĩnh mạch sẽ tăng lên, thành tĩnh mạch (cả tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu) bị giãn lớn, làm cho van tĩnh mạch đóng không kín và máu sẽ trào ngược xuống dưới chân, khiến máu ứ trệ trong các tĩnh mạch dưới chân gây sưng phù chân và nặng chân.
Vì thế, giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, nhờ đó giúp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Gác chân cao
Gác chân cao là cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch đơn giản mà rất hiệu quả.
- Gác hai chân cao tốt nhất là ngang tim hoặc cao hơn tim giúp máu ở tĩnh mạch chân dễ chảy về tim hơn, nhờ đó làm giảm sự ứ trệ máu ở chân và giúp giảm sưng chân, giảm nặng chân.
- Gác chân cao càng nhiều càng tốt.
- Không chỉ gác chân cao khi ngủ vào ban đêm, mà nên gác chân cao vào ban ngày, bất cứ khi nào có thể. Ví dụ khi ngồi xem TV, hay khi ngồi làm việc…
Tránh quần áo bó chật
Mặc quần áo bó chật có thể hạn chế lưu thông máu trong tĩnh mạch. Người bị suy giãn tĩnh mạch nên mặc quần áo rộng rãi giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh gây ứ trệ máu ở dưới chân, nhờ đó cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Từ biệt giày cao gót
Khi bạn bị suy giãn tĩnh mạch thì đã đến lúc phải giã từ những đôi giày cao gót vì giày cao gót là một trong những thủ phạm làm nặng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch. Có những phụ nữ sau một ngày mang giày cao gót, tối về hai chân nhức buốt và sưng to, vì giày cao gót làm cản trở dòng máu chảy từ dưới chân về tim, gây ứ máu dưới chân.
Mát-xa
Mát xa chân cũng là một cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Chỉ cần mát-xa nhẹ nhàng vùng chân bị suy tĩnh mạch có thể giúp máu lưu thông dễ dàng trong các tĩnh mạch chân.
- Có thể sử dụng dầu mát xa nhẹ hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng để có hiệu quả tối ưu.
- Tuy nhiên, điều tối kỵ là tránh ấn trực tiếp lên các tĩnh mạch, vì việc này có thể gây tổn thương các vùng mô mỏng manh.
Liên tục di chuyển đi lại
- Tránh ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Nếu phải ngồi lâu để làm việc, cố gắng đứng dậy và đi lại xung quanh hoặc thay đổi vị trí thường xuyên để giúp cho máu trong chân chảy dễ dàng.
- Tránh ngồi bắt chéo hai chân, vì việc này có thể cản trở máu chảy đến chân và bàn chân, góp phần làm ứ tụ máu trong chân, gây sưng chân và nặng chân.
Để áp dụng được 10 cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch trên, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và chịu khó tập luyện hàng ngày thành thói quen. Các thói quen này không chỉ tốt cho sức khỏe tĩnh mạch mà còn tốt cho tim mạch, xương khớp và sức khỏe tổng quát của bạn.
Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321703