7 cách ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có một số cách đơn giản giúp bạn ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch để nó không nặng hơn.

Bạn mới phát hiện mình bị suy giãn tĩnh mạch chân? Đừng quá lo lắng! Theo y học, suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính, nghĩa là không thể chữa dứt bệnh, nhưng may mắn nó không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị cũng không cấp thiết, trừ khi bạn có các triệu chứng đau chân hoặc khó chịu ờ chân. Ở một số người tuy nổi nhiều gân máu xanh ở chân, nhưng nếu không có triệu chứng đau thì cũng chưa cần điều trị ngay, trừ khi bạn muốn loại bỏ các gân xanh vì lý do thẩm mỹ. Điều bạn cần làm lúc này là ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch để nó không nặng hơn.

Trước tiên bạn cần tìm hiểu tại sao các tĩnh mạch ở chân lại bị giãn, từ đó biết cách ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn.

Tĩnh mạch bị giãn hình thành như thế nào?

Tĩnh mạch vận chuyển máu về tim. Tất cả tĩnh mạch đều có các van một chiều- hoạt động giống như một cái cửa một chiều. Bình thường các van này mở cửa để máu chảy về tim, đồng thời đóng kín chiều ngược lại không cho máu chảy ngược xuống dưới. Khi van một chiều bị hư, nó không thể đóng kín chiều ngược lại, khiến máu trào ngược trở lại. Kết quả là máu sẽ ứ lại trong các tĩnh mạch chân. Các tĩnh mạch chứa đầy máu, dần dần sẽ giãn rộng, sưng phồng và gây ra những triệu chứng khó chịu.

giãn tĩnh mạch chân
Van một chiều chỉ cho máu chảy về tim (trái). Van hư (bị hở) máu chảy ngược về chân (phải)

Những tĩnh mạch giãn như những sợi dây thừng, có màu xanh hoặc đỏ, nổi rõ dưới da. Chúng xuất hiện nhiều ở phía trước và phía sau cẳng chân, mặt trong của chân và trên đùi.

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch để nó không nặng hơn?

May mắn sao, có một số cách đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để tăng cường lưu thông máu trong chân. Kết quả là, bạn có thể ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch để nó không nặng hơn. Hãy thử các cách sau đây:

Tập thể dục thường xuyên

Cơ chân là đồng minh lớn nhất của bạn. Tại sao? Vì chúng co bóp giúp tĩnh mạch đẩy máu về tim. Điều này rất hữu ích bởi vì các cơ chân hoạt động chống lại trọng lực. Bất kỳ bài tập thể dục chân nào cũng giúp ngăn sự hình thành các gân máu mới ở chân.

Đi bộ
Ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng lên bằng cách đi bộ mỗi ngày

Giảm cân nếu bạn đang thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên chân bạn. Giảm cân làm cải thiện lưu thông máu ở chân, nhờ đó ngăn việc tạo thành các tĩnh mạch giãn mới. Ngoài tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch, giảm cân còn mang nhiều lợi ích khác như giảm nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và xương khớp.

Tránh đứng nhiều hoặc ngồi lâu trong thời gian dài

Ngày nay, nhân viên văn phòng có nguy cơ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân nhiều hơn. Hoặc khi đã bị suy giãn tĩnh mạch thì làm cho bệnh nặng hơn do ngồi một chỗ quá lâu. Hãy nhớ, cứ ngồi khoảng 30 phút là đứng lên đi lại một lúc. Chỉ cần đi một đoạn ngắn vài chục mét cũng tốt. Việc này giúp các cơ chân co bóp đẩy máu về tim nhiều hơn việc ngồi yên một chỗ.

Ngược lại, đối với những người phải làm công việc đứng nhiều (như giáo viên), thì ngồi nghỉ vài phút sau mỗi 30 phút đứng làm việc để giảm áp lực lên chân do đứng lâu.

Đứng lên đi lại sau mỗi 30 phút ngồi giúp cải thiện lưu thông máu

Tránh mặc quần áo chật

Các loại quần như quần Jean bó chặt ở hông hoặc eo, quần gen làm tăng áp lực lên chân bạn, khiến cho bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.

quần áo bó chật
Tránh mặc quần bó chặt làm suy giãn tĩnh mạch nặng hơn

Gác chân cao càng nhiều càng tốt

Bất kỳ trong ngày lúc nào có thể, hãy gác chân lên bàn hoặc ghế sao cho ngang tim hoặc cao hơn tim, như thế máu sẽ dễ dàng chảy về tim. Việc này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang làm công việc đòi hỏi đứng nhiều hoặc ngồi lâu.

Đầu tư một đôi tất tĩnh mạch tốt

Bạn có thể mua tất tĩnh mạch tại các cửa hàng dụng cụ y khoa hoặc nhờ bác sĩ tư vấn loại tất tĩnh mạch thích hợp cho bạn. Tất tĩnh mạch tạo áp lực lớn ở mắt cá và phần dưới chân giúp đẩy máu về tim tốt hơn. Môt đôi tất tĩnh mạch tốt có giá từ 1 triệu đồng. Mỗi 6 tháng phải thay một đôi vớ mới.

Vớ ép y khoa
Mang tất tĩnh mạch hàng ngày giúp ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng lên

Dùng thảo dược trợ tĩnh mạch

Ngay khi cảm thấy khó chịu ở chân như đau mỏi chân, sưng chân, hoặc nặng chân, tê chân…hãy thử dùng các sản phẩm thảo dược có tác dụng trợ tĩnh mạch như Rotuven 300.

Uống Rotuven mỗi ngày giúp ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Rotuven 300 được bào chế từ hai thảo dược là cao hạt dẻ ngựa và Rutin (trích tinh từ hoa hòe). Cao dẻ ngựa đã được nhiều nghiên cứu y học chứng minh có công dụng giảm đau chân 91%, giảm nặng chân 85%, giảm sưng chân 84%, giảm ngứa…

Mỗi ngày uống 2 viên Rotuven, sau 2-4 tuần bạn sẽ thấy bớt đau chân, nặng chân và sưng chân.

Rotuven được sản xuất tại Mỹ theo tiêu chuẩn GMP và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành từ năm 2013. Đến nay, đã có gần 300,000 hộp Rotuven (60 viên) đến tay người bệnh. Bạn có thể xem phần Cảm nhận và Chia sẻ của khách hàng sử dụng Rotuven tại đây.

Trên đây là 7 cách ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch để nó không nặng hơn. Nếu bạn kiên trì thực hiện sẽ ngăn chặn việc hình thành các tĩnh mạch bị giãn mới, đồng thời thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu ở chân.

Nguồn tham khảo: https://www.conwaymedicalcenter.com/news/varicose-veins-treatment

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!