Các bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân

Trong khi không có cách nào hoàn toàn ngăn ngừa được suy giãn tĩnh mạch, những bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp tăng cường lưu thông máu huyết và trương lực cơ chân, nhờ đó có cơ may làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

Nếu bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch, tập thể dục không thể chữa dứt bệnh, nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Trừ một vài trường hợp nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện, thì phần lớn người bệnh nên bắt đầu bằng những phương pháp tự điều trị, bao gồm mang tất tĩnh mạch, tập thể dục thường xuyên và phối hợp dùng thuốc trợ tĩnh mạch từ thảo dược như Rotuven 300, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn bệnh giãn tĩnh mạch trở nặng hơn.

Rotuven 300 - Cao hạt dẻ ngựa
Rotuven 300 hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Sau đây là một số bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân. Các bài tập này áp dụng cho cả người bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc những người có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch

Các bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch

Trừ môn bơi lội, các bài tập khác hầu hết đều đơn giản và có thể thực hiện hàng ngày tại nhà.

1.    Đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục nhẹ giúp cải thiện hoạt động bơm máu của cơ cẳng chân. Các bác sĩ khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày. Mỗi lần cố gắng đi trong khoảng 30-45 phút. Bạn có thể đi bộ nhiều lần trong ngày.

Đi bộ

2.    Bơi lội

Những cử động khi bơi đẩy chân bạn lên cao và ngưng không cho máu ứ đọng trong chân. Bơi lội là bài tập thể dục nhẹ rất tốt cho tim mạch, bởi vì nó không bắt các khớp và xương chịu đựng trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn mới biết bơi, bạn có thể khởi đầu dễ dàng bằng cách bơi 30 giây và nghỉ 30 giây. Chừng nào thấy thoải mái hơn, bạn có thể tăng thời gian bơi hoặc tăng số vòng bơi, nhưng cố gắng tăng từ từ, không quá 10% từ tuần này sang tuần khác.

Bơi lội

3.    Đạp xe hoặc đạp chân

Đạp xe, ngoài trời hoặc trong nhà trên máy tập, đều hữu ích. Giống như đi bộ, đạp xe giúp tăng cường sức cơ của cẳng chân. Giống như bơi lội, đạp xe là một hoạt động nhẹ, không đè nặng trọng lượng cơ thể lên đôi chân. Nếu bạn đang đạp xe, bạn nên lưu ý đến thời gian và tư thế đạp, vì nếu gò lưng đạp xe quá lâu có thể làm giảm lượng máu chảy đến chân.

Nếu bạn không có xe đạp, hãy nằm ngữa giơ chân lên và gập chân lại. Rồi đạp vào không trung giống như đang đạp xe đạp.

Đạp xe

4.    Yoga

Tập yoga cũng tốt cho tĩnh mạch vì một số tư thế nâng chân cao hơn tim sẽ giúp cải thiện lưu thông máu huyết. Yoga bao gồm duỗi căng người và giữ yên tư thế trong khi tập trung vào hơi thở. Bắt đầu bằng những động tác căng duỗi đơn giản và tăng dần đến những tư thế khó hơn

Ví dụ, bài tập Viparita Karani, bạn giơ chân cao lên tường và nhờ trọng lực làm tăng lưu thông máu từ chân về tim. Tư thế này đặc biệt tốt cho sức khỏe tĩnh mạch. Hãy tập thử như sau:

  • Bước 1: nằm trên sàn nhà, với một vai gần một bức tường
  • Bước 2: xoay người và leo chân lên tường cho đến khi chân vuông góc với sàn
  • Bước 3: nâng cơ thể sao cho mông áp sát tường

Bạn có thể thực hiện động tác này dễ dàng bằng cách đặt 1 cái gối dưới mông. Xem video tại đây 

yoga

5.    Nhảy nhún

Nhảy nhún, hoặc nhảy tưng lên và xuống trên một giàn nhún nhỏ, có thể giúp làm giảm ứ máu trong chân. Nhảy nhún mỗi lần 5 phút, ngày 3 lần.

Nhún nhảy

6.    Nâng chân

Nâng chân một vài cữ trong ngày là một bài tập dễ dàng thực hiện tại nhà, và nó giúp duỗi các cơ chân

  • Bước 1: nằm ngửa thẳng hai chân
  • Bước 2: nâng 1 chân lên và giữ nguyên tư thế một vài giây
  • Bước 3: từ từ hạ chân xuống
  • Bước 4: đổi sang nâng chân kia

Lập lại nhiều lần với mỗi chân

Trên đây là những bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân. Một nguyên tắc cần nhớ khi bắt đầu tập luyện là: với bất kỳ một kiểu thể dục nào, tốt nhất là bắt đầu từ từ, rồi tăng dần hoạt động khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Các bài tập nặng như chạy bộ và nhảy có thể làm tăng huyết áp trong chân, khiến bạn có thể cảm thấy khó chịu. Nên khởi đầu một cách cẩn thận và dần tiến tới phối hợp nhiều hoạt động hơn. Các bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân vừa có thể giúp giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, vừa có thể giúp tăng cường lưu thông toàn bộ máu huyết, nhờ đó giúp giảm đau chân ở người đã bị giãn tĩnh mạch.

Nguồn: webmd.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!