Đau chân do giãn tĩnh mạch: điều trị từ nhẹ đến nặng

Đau chân có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bị suy giãn tĩnh mạch. Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả chứng đau do suy giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch mạng nhện là bệnh rất thường gặp ở người lớn. Dấu hiệu dễ nhận biết là xuất hiện những gân máu màu xanh, tím hay đỏ ở đùi, cẳng chân, mắt cá trong… Ở một số người, giãn tĩnh mạch không có triệu chứng gì ngoài những đường gân máu chằng chịt ở chân gây mất thẩm mỹ. Nhưng, cũng có người có các triệu chứng đau và khó chịu ở chân, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Như trường hợp của bác Lê Thành Phước, 67 tuổi ở Tây Ninh. Bác cho biết: “Tôi ngồi lâu đứng dậy chân phải của tôi bị phù và cứng, đi lại khó khăn và nhức. Ban đêm tôi ngủ thường hay bị chuột rút và vọp bẻ chân, một đêm làm mấy lần, làm tôi không ngủ được.”

Trước tiên, hãy tìm hiểu về triệu chứng đau do giãn tĩnh mạch.

Đau do giãn tĩnh mạch biểu hiện như thế nào?

Thông thường đau do giãn tĩnh mạch được mô tả như:

  • Đau nhói, chuột rút (vọp bẻ), nhức hoặc nóng rát ở chân
  • Đau chân có thể đi kèm với sưng, ngứa, nặng chân và da đổi màu
  • Cảm giác đau thường nặng hơn vào cuối ngày và đỡ hơn vào buổi sáng
  • Các gân máu (tĩnh mạch giãn) nổi rõ và sưng phồng khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, hoặc khi trời nóng, và khi tập thể dục.

Tĩnh mạch mạng nhện có gây đau không?

Có đó, các tĩnh mạch mạng nhện có thể gây đau. Thông thường các tĩnh mạch mạng nhện không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi các tĩnh mạch mạng nhện giãn rộng, chúng có thể gây ngứa, rát, châm chích hoặc cảm giác khó chịu như bị ấn vào da. Dần dần, chúng có thể gây đau nhói và nhức nhối, thậm chí gây chảy máu.

Tĩnh mạch mạng nhện có thể gây đau nếu giãn rộng

Tại sao giãn tĩnh mạch lại gây đau?

Giãn tĩnh mạch xảy ra là do các van một chiều trong tĩnh mạch bị hư tổn. Van hư làm máu trào ngược xuống dưới, gây ứ trệ máu trong các tĩnh mạch. Máu chứa đầy trong các tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch ngày càng phình rộng và nổi cộm như sợi dây thừng. Sự phình rộng của tĩnh mạch gây ra hiện tượng viêm, đưa đến chứng đau chân.

Đôi khi, các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch giãn, gây đau đớn rất nhiều cho người bệnh. Hình ảnh dưới đây cho thấy các tĩnh mạch giãn bị sưng đỏ do tình trạng viêm tĩnh mạch nông.

Viêm tĩnh mạch nông do cục máu đông gây đau đớn rất nhiều

Tôi có thể làm gì để giảm đau do giãn tĩnh mạch?

  • Thường xuyên vận động chân, tránh đứng nhiều hoặc ngồi lâu. Trong chân có cả động mạch và tĩnh mạch. Nhờ tim là một cái bơm lớn, các động mạch đập liên hồi và mang máu đến chân. Máu đi qua một màng lọc để mô hấp thu oxy và dưỡng chất. Rồi, các tĩnh mạch dẫn máu về tim. Nhưng nên nhớ ở chân không có một cái bơm lớn. Máu chảy được trong tĩnh mạch là nhờ chúng ta vận động cơ cẳng chân. Các cơ này co thắt ép vào tĩnh mạch và đẩy máu di chuyển tới. Trời sinh chúng ta ra là để di chuyển đi lại, chứ không phải ngồi một chỗ ở ghế. Nếu bắt buộc phải ngồi hoặc đứng, hãy vận động đôi chân (xem bài 5 cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng)
  • Nâng chân: nâng chân cao hơn mức của tim, để máu dễ dàng chảy về tim.
Gác cao chân
Nâng chân cao giúp giảm đau chân do giãn tĩnh mạch
  • Kiểm soát cân nặng: vài kg cân nặng dư thừa của bạn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, khiến máu khó chảy được về tim.
  • Mang vớ ép tĩnh mạch nhưng tránh mặc đồ chật- nghe có vẻ vô lý. Nhưng, thiết kế của vớ ép tĩnh mạch là tạo áp lực cao nhất ở mắt cá chân và giảm dần áp lực khi lên trên. Cơ chế này ép máu từ các tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu và đẩy máu lên trên. Trong khi các loại quần bó chặt không được thiết kế theo áp lực giảm dần, vì thế có thể gây sưng chân và mắt cá chân, và gây đau nhiều hơn.
  • Chườm lạnh: chườm chân bằng nước lạnh hoặc nước đá làm giảm cảm giác đau buốt ở chân.

Có các phương thuốc tự nhiên làm giảm đau chân do giãn tĩnh mạch không?

Sản phẩm bổ sung tự nhiên được nghiên cứu nhiều nhất dùng trong suy giãn tĩnh mạch là hạt dẻ ngựa. Hạt dẻ ngựa chứa hoạt chất aescin-đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh có tác dụng giảm đau chân, giảm nặng chân, giảm sưng chân, giảm ngứa và giảm căng bắp chân. Liều điều trị là 600mg mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Rotuven 300, mỗi ngày 2 viên giúp giảm đau chân do suy giãn tĩnh mạch

Nếu chân tôi vẫn đau thì sao?

Nếu bạn đã áp dụng tất cả biện pháp trên, nhưng vẫn không đỡ đau thì bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám tĩnh mạch để được điều trị can thiệp. Bác sĩ sẽ khám và chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn. Các biện pháp can thiệp có thể gồm:

  • Tiêm xơ: bác sĩ tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch nông bị giãn để phá hủy tĩnh mạch. Tĩnh mạch bị phá hủy sẽ trở nên xơ cứng và biến mất.
Tiêm xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến nhất
Tiêm xơ phá hủy và gây xơ các tĩnh mạch bị giãn
  • Chiếu lazer ngoài da: bác sĩ chiếu tia lazer bên ngoài những tĩnh mạch mạng nhện. Nhiệt chiếu vào làm đông máu trong tĩnh mạch, tạo thành mô sẹo và cuối cùng sẽ đóng kín tĩnh mạch mạng nhện.
  • Đốt lazer/sóng cao tần nội mạch: khác với chiếu lazer bên ngoài, bác sĩ sẽ luồn dây vào tĩnh mạch giãn và đốt từ bên trong lòng mạch bằng nhiệt từ tia lazer hoặc sóng cao tần. Nhiệt sẽ gây tắc mạch và tạo xơ từ bên trong. Kết quả là làm xẹp tĩnh mạch bị giãn.
  • Phẫu thuật lột tĩnh mạch: dành cho những tĩnh mạch nông giãn quá lớn. Bác sĩ sẽ rạch da, cắt bỏ toàn bộ các tĩnh mạch bị giãn trên suốt chiều dài của tĩnh mạch.

Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4722-varicose-veins

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!