Nặng chân do giãn tĩnh mạch là một trong những triệu chứng khó chịu nhất khiến bệnh nhân đau đớn và khó đi lại. Tuy nhiên, nặng chân có thể do các nguyên nhân khác, ngoài suy giãn tĩnh mạch.
Hội chứng nặng chân là một thuật ngữ y khoa mô tả cảm giác mỏi, tê và nhức chân. Thông thường sau khi tập thể dục quá nhiều, người ta cũng có thể cảm thấy nặng chân. Nhưng, nặng chân cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý tiềm tàng.
Nguyên nhân của nặng chân là gì?
Có một số nguyên nhân gây nặng chân:
Hội chứng chân không yên (tiếng Anh viết tắt là RLS)
RLS là cảm giác xảy ra chủ yếu khi nghỉ ngơi. RLS thường được mô tả là cảm giác nhức, run hoặc tê chân. Người ta chưa biết được nguyên nhân cụ thể của RLS, tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giảm cảm giác nặng chân bằng cách cử động đi lại.
Hội chứng luyện tập quá mức (tiếng Anh viết tắt là OTS)
Không quá ngạc nhiên khi một số động tác và bài tập thể dục gây cảm giác khó chịu ở chân. Tuy nhiên, vận động viên có thể bị OTS khi tập luyện quá mức, không cho cơ thể có thời gian để hồi phục. Tập luyện liên tục mỗi ngày không cho các cơ chân được tự phục hồi gây yếu chân và nặng chân. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở vận động viên đạp xe và điền kinh.
Bệnh động mạch ngoại biên (tiếng Anh viết tắt là PAD)
PAD là bệnh tim mạch của tĩnh mạch và động mạch. Bệnh do mỡ bám dính vào thành động mạch gây hẹp lòng động mạch. Theo thời gian, lớp mỡ bám dày gây hẹp động mạch đến nỗi máu không thể chảy qua được nữa, hậu quả là tuần hoàn máu bị giảm sút. Vì tình trạng này thường xảy ra ở chân, nên nó thường gây ra cảm giác mỏi, đau và nặng chân. Các yếu tố nguy cơ thông thường của bệnh PAD bao gồm hút thuốc lá, tiểu đường, cao cholesterol và cao huyết áp.
Suy tĩnh mạch mãn tính và giãn tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch mãn tính là một bệnh của các chi dưới đặc trưng bởi sự suy yếu của các van bên trong tĩnh mạch. Hậu quả là, các tĩnh mạch dần mất chức năng hỗ trợ đẩy máu ngược chiều trọng lực lên tim. Nếu các van tĩnh mạch không đóng kín, máu có thể trào ngược xuống dưới và ứ đọng trong chân. Áp lực trong tĩnh mạch tăng có thể làm hư tĩnh mạch và gây giãn tĩnh mạch. Các triệu chứng sớm của giãn tĩnh mạch gồm mỏi, sưng và nặng chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên nặng hơn và có thể xuất hiện các biến chứng như loét chân.
Tôi cần làm gì để ngăn ngừa suy tĩnh mạch mãn tính và giãn tĩnh mạch?
Sự hình thành và tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch do nhiều yếu tố. Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch được xác định gồm di truyền, giới tính, tuổi tác, đứng lâu ngồi lâu, béo phì, thai kỳ.
Vì thế, để giảm nguy cơ phát bệnh suy giãn tĩnh mạch thì cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ trên càng nhiều càng tốt. Do đó, duy trì hoặc giảm cân để có cân nặng lý tưởng, tập thể dục thường xuyên và tránh đứng nhiều ngồi lâu nhằm đảm bảo máu lưu thông tốt trong tĩnh mạch chính là các biện pháp phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong trường hợp yếu tố nguy cơ là di truyền thì biện pháp phòng ngừa có thể là mang tất ép tĩnh mạch.
Có các phương thuốc tự nhiên trị nặng chân do suy giãn tĩnh mạch không?
Dược liệu được nghiên cứu nhiều nhất trị suy giãn tĩnh mạch là hạt dẻ ngựa. Cây dẻ ngựa Horse chestnut (tên khoa học Aesculus hippocastanum) là cây bản địa tại vùng bán đảo Balkan, sau đó được trồng khắp Châu Âu để làm cảnh và lấy bóng mát. Tại Đức, cao hạt dẻ ngựa là thuốc kê toa hàng đầu điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính. Hạt dẻ ngựa chứa hoạt chất aescin-đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh có hiệu quả giảm đau chân, giảm nặng chân, giảm sưng chân, giảm ngứa và giảm căng bắp chân. Liều điều trị mỗi ngày là 100-150mg asecin, tương đương với 600mg cao hạt dẻ ngựa, chia làm 2 lần.
Tại Việt Nam, đã có viên thảo dược Rotuven 300, được sản xuất tại Mỹ và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành từ năm 2013. Đến nay, đã có gần 300,000 hộp Rotuven (60 viên) được tới tay người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm được nhiều bác sĩ tin dùng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng. Bạn có thể xem phản hồi của khách hàng tại mục “Cảm nhận và Chia sẻ”.