Thảo dược dùng trong suy giãn tĩnh mạch chân

Việc sử dụng các thảo dược có tác dụng điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng ưa chuộng bởi tính an toàn khi sử dụng lâu dài.

Do lối sống thay đổi, bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến. Người ta ước tính có đến 1/3 dân số trưởng thành bị mắc bệnh này. Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn, việc điều trị thường lâu dài có khi cả đời. Vì thế các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm và nghiên cứu những thảo dược có tác dụng chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả và an toàn.

Sau đây là 7 thảo dược đã được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hạt dẻ ngựa

Cây dẻ ngựa, Horse chestnut, tên khoa học là Aesculus hippocastanum. Cây được trồng nhiều ở Châu Âu để làm cảnh và lấy bóng mát. Bộ phận sử dụng là vỏ hạt, thường được chiết xuất thành cao.

Từ lâu, cao hạt dẻ ngựa được dùng để chữa trị nhiều bệnh, bao gồm thấp khớp, khó chịu ở hậu môn, rối loạn ở bàng quang và tiêu hóa, sốt (được ghi lại vào năm 1720), trĩ (từ năm 1886), và vọp bẻ (chuột rút) ở chân.

Hiện nay cao hạt dẻ ngựa được sử dụng phổ biến tại Châu Âu để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, trĩ, phù sau mổ, và các bệnh ngoài da.

Tại Mỹ, cao hạt dẻ ngựa được ghi nhận là một liệu pháp hiệu quả điều trị các rối loạn tĩnh mạch và phù nề, dựa trên các công bố trong 2 thập niên qua nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng trong các tạp chí uy tín, được bình duyệt.

Tại Việt Nam, từ năm 2013 đã có sản phẩm thảo dược Rotuven 300, có thành phần chính gồm cao hạt dẻ ngựa và Rutin (trích tinh từ hoa hòe). Rotuven có công dụng làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân, sưng phù, chuột rút và ngứa chân. Rotuven còn có tác dụng tăng độ bền thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch, giúp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch khi lớn tuổi. Rotuven 300 được sản xuất tại Mỹ theo tiêu chuẩn GMP, và được nhập khẩu chính ngạch bởi công ty TNHH Dược Phẩm Naturo, 12 Nguyễn Văn Nghi, phường 5, Q. Gò Vấp, TP.HCM.

Rotuven 300 banner1
Rotuven 300, với cao hạt dẻ ngựa, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả>80%

Hoa hòe

Hoa hòe, tên khoa học là Styphnolobium Japonicum, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Nụ hoa phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc.

Hoa hòe có chứa nhiều Rutin. Một nghiên cứu mở trên 50 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính cho thấy Rutin làm giảm mức độ suy mao mạch, giảm tính thấm của mao mạch và chống phù nề.

Trong một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược, hiệu quả của rutin được đánh giá trên 12 nữ bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính độ II. Bệnh nhân được dùng 1g rutin hoặc giả dược mỗi ngày trong 12 tuần. Điều trị bằng rutin kết hợp với mang vớ ép tĩnh mạch thì hiệu quả giảm phù nề tốt hơn chỉ dùng vớ tĩnh mạch. Hơn nữa, hiệu quả điều trị của rutin tiếp tục kéo dài ngay cả sau khi ngưng điều trị.

Rutin cũng có trong sản phẩm Rotuven 300, có tác dụng tăng độ bền thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch, hiệu quả ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch khi lớn tuối.

Rutin chiết xuất từ nụ hoa hòe giúp tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch
Rutin có trong Rotuven 300, làm tăng độ bền thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch 

Cao hạt nho

Các hạt bé tí trong trái nho chứa các chất chống oxi hóa, như các loại flavonoid, acid linoleic và vitamin E. Điểm đặc biệt là hạt nho chứa các phức chất OPC (oligomeric proanthocyanidin complexes)- là một nhóm các chất chống oxi hóa mạnh có tác dụng bảo vệ mạch máu.

Các chất OPC ngăn các gốc tự do làm tổn thương thành mạch máu. Chúng cũng thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp duy trì sự đàn hồi của các mô liên kết, ngăn ngừa sự thoát dịch từ tĩnh mạch gây sưng chân.

Bạn có thể sử dụng trực tiếp hạt nho hoặc cao hạt nho được bào chế trong các viên nang nếu hàm lượng OPC từ 95% trở lên.

Dầu hạt nho cũng có nhiều phức chất OPC, và có thể dùng đường uống hoặc bôi ngoài da để giảm đau và giảm viêm, và hỗ trợ tĩnh mạch.

Cao hạt nho
Hạt nho chứa các chất chống oxi hóa, như các loại flavonoid, acid linoleic và vitamin E

Rau má

Hàng ngàn năm nay, rau má đã được sử dụng làm phương thuốc phổ biến trị suy giãn tĩnh mạch ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Cao rau má hoặc bột khô rau má được dùng đường uống để trị suy tĩnh mạch. Rau má làm giảm rỉ dịch từ tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng viêm và giảm giữ nước.

Hoạt chất triterpenoids trong rau má có thể tăng cường thành mạch máu và tăng tuần hoàn trong mạch máu.

Kem rau má bôi ngoài da giúp lành vết thương, vết loét, và viêm da nhờ tăng lượng máu chảy đến vùng mô bị viêm nhiễm.

Rau má
Rau má làm giảm rỉ dịch từ tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng viêm và giảm giữ nước

Cao vỏ thân cây thông biển (Pinus maritima)

Cao vỏ thân cây thông biển đã được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là sản phẩm Pycnogenol® chiết xuất từ vỏ cây thông biển Pháp. Nó chứa nhiều acid phenolic, flavonoids, và proanthocyanidins và rất hữu ích cho sức khỏe tĩnh mạch như giúp giảm suy giãn tĩnh mạch và giảm viêm do suy tĩnh mạch.

Uống cao vỏ thân cây thông biển có tác dụng tăng cường thành mạch máu và phục hồi sự đàn hồi bằng cách kết hợp với collagen. Nhờ tác dụng làm giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu, cao vỏ cây thông làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như chuột rút (vọp bẻ) và đau nhức khi đứng lâu.

Cao vỏ cây thông biển được bào chế thành các viên thuốc và được bán tại nhà thuốc.

Cao vỏ thân cây thông biển (Pinus maritima)
Cao vỏ cây thông làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Cây đậu chổi (Butcher’s Broom)

Cây Đậu chổi có tên khoa học là Ruscus aculeatus, thuộc họ Măng tây, có nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Người ta thường dùng rễ để nấu cao làm thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch.

Cao rễ đậu chổi có thành phần hoạt chất chính là hỗn hợp các saponin có cấu trúc steroid và được sử dụng để điều trị phù chi dưới ở do suy giãn tĩnh mạch.

Một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược thực hiện tại nhiều trung tâm trên 166 bệnh nhân nữ bị suy tĩnh mạch mãn tính cho thấy cao đậu chổi cho kết quả tốt hơn giả dược trong đợt điều trị 3 tháng.

Cao rễ đậu chổi thường được phối hợp với các thảo dược khác để làm thuốc trị suy giãn tĩnh mạch.

Cây đậu chổi (Butcher's Broom)
Cao rễ đậu chổi thường được phối hợp với các thảo dược khác để làm thuốc trị suy giãn tĩnh mạch

Tam giác mạch (tên tiếng Anh là Buckwheat)

Tam giác mạch hay còn gọi là kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Tên khoa học là Fagopyrum esculentum, thuộc họ rau răm, mọc ở những vùng đất cằn cỗi. Tại Việt Nam, tam giác mạch mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn….

Tam giác mạch có chứa rất nhiều các chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, đặc biệt là rutin. Lá và hoa trong giai đoạn nở hoa hoàn toàn có chứa nhiều rutin nhất.

Tam giác mạch (tên tiếng Anh là Buckwheat)
Tam giác mạch có chứa rất nhiều các chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, đặc biệt là rutin

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược trên 67 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính, người bệnh được uống trà tam giác mạch trong thời gian hơn 3 tháng. Kết quả là nhóm được uống trà tam giác mạch giảm sưng bắp chân dưới nhiều hơn nhóm uống giả dược.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!