Chị Ngọc Hoa (Quận 10, TP.HCM), 46 tuổi là giáo viên cho biết khoảng 1 năm nay chị bị nặng chân rất khó chịu, chân nổi đường gân xanh rõ và bị phù chân. Dựa vào nghề nghiệp, cùng với các dấu hiệu và triệu chứng mô tả trên, thì nhiều khả năng chị Hoa bị giãn tĩnh mạch chân. Vậy giãn tĩnh mạch chân là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhanh về bệnh này để biết hướng điều trị và phòng ngừa thích hợp ngay từ khi mới mắc bệnh nhé.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch giãn rộng và nổi rõ ngay dưới bề mặt da. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng hay gặp nhất là tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân.
Triệu chứng và dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân là gì?
- Chân bị sưng, đau nhức.
- Có cảm giác nặng chân hoặc tê chân.
- Nổi nhiều gân xanh ở chân.
- Ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ) ở chân.
- Da chân đậm màu, sạm da hoặc có vết loét.
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không biết bị bệnh gì, thường lầm tưởng là đau do xương khớp hoặc bị bệnh ngoài da.
Tại sao bị giãn tĩnh mạch chân?
Trong cơ thể, tim bơm máu giàu oxy và dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể bằng hệ thống động mạch. Ngược lại, hệ thống tĩnh mạch lại gom máu từ các bộ phận khác nhau của cơ thể để đẩy về tim. Bình thường tĩnh mạch có các van hoạt động một chiều giúp đẩy máu một hướng về tim. Nhưng, nếu các van tĩnh mạch bị hư hỏng, không đóng kín hoàn toàn, khi đó máu có thể rỉ ngược xuống dưới chân thay vì chảy về tim. Lâu ngày, lượng máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch càng nhiều, làm gia tăng áp lực trong tĩnh mạch khiến suy yếu thành tĩnh mạch. Hậu quả là tĩnh mạch ngày càng giãn rộng đưa đến bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Ai dễ bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân?
Xem chi tiết tại Ai dễ bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân
Làm thế nào để điều trị giãn tĩnh mạch chân?
Tùy theo mức độ bệnh nhẹ hay nặng mà việc điều trị giãn tĩnh mạch chân sẽ khác nhau. Nhẹ thì điều trị nội khoa tại nhà bằng thuốc uống hoặc/và mang vớ tĩnh mạch. Trường hợp nặng hơn thì phải đến bệnh viện để chữa trị bằng thủ thuật xâm lấn ít (như lazer nội mạch hoặc sóng cao tần) hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.
Đến nay Dược điển Mỹ chưa ghi nhận thuốc tây y nào điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nhưng tại Châu Âu, từ lâu các bác sĩ đã sử dụng Hạt dẻ ngựa (tên khoa học Aesculus hippocastanum) để điều trị giãn tĩnh mạch chân. Đây là thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Cao hạt dẻ ngựa đã được nghiên cứu trên 10,725 người bệnh trong 3 nghiên cứu quan sát, và trên 1,258 bệnh nhân trong 18 thử nghiệm lâm sàng. Kết quả cho thấy cao hạt dẻ ngựa có tác dụng giảm đau chân (91%); giảm nặng chân (85%); giảm sưng phù chân (84%); giảm ngứa chân; giảm sưng mắt cá chân và bắp chân.
Làm thế nào phòng ngừa không cho bệnh nặng hơn?
Song song với việc điều trị, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và sinh hoạt hàng ngày để tránh không cho bệnh nặng hơn. Sau đây là các điều chỉnh cần thực hiện:
- Thường xuyên vận động chân để tăng cường lưu thông máu ở chân.
- Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Ăn ít muối sẽ giảm phù do giữ nước. Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
- Chú ý trang phục. Không mặc quần áo bó chặt quanh vùng eo, háng hoặc cẳng chân gây cản trở lưu thông máu. Tránh đi giày gót cao.
- Kê cao chân khi nằm.
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Thay đổi tư thế thường xuyên để tăng lưu thông máu. Nghỉ giải lao để đi lại 30 phút một lần.
- Không ngồi bắt chéo chân. Tư thế này gây cản trở tuần hoàn máu
Nguồn tham khảo
- Horse chestnut. Natural Medicines Comprehensive Database. http://www.naturaldatabase.com.
- Varicose veins. National Heart, Lung, and Blood Institute. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics