5 cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng

Đứng lâu và ngồi nhiều trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân cho dân văn phòng. Tin vui là có một số cách tập luyên đơn giản giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng. Tập luyện thành thói quen sẽ giúp bạn có một đôi chân khỏe mạnh, đồng thời làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch khi lớn tuổi.

Chị Trần Minh Sỹ, công tác tại Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Mình năm nay đã ngoài 40 tuổi và đang làm công việc hành chính. Đặc điểm của mình là phải ngồi nhiều, ngồi lâu vì vậy chân mình thường đau nhức. Thậm chí có những dây máu nổi lên bề mặt da nhìn thấy, chân cảm giác nặng, căng cơ và thỉnh thoảng bị vọp bẻ…”. Trường hợp những người trẻ bị suy giãn tĩnh mạch như chị Minh Sỹ không phải hiếm, vì đa số dân văn phòng hiện nay đều ngồi bàn giấy làm việc suốt ngày mà không để ý đến sức khỏe đôi chân. Rất may là việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng không quá khó, chỉ cần bạn ý thức thực hiện thường xuyên hàng ngày.

Sau đây là một số thói quen cần tập cho những người đứng lâu hoặc ngồi suốt ngày.

Bỏ thói quen ngồi suốt ngày

Nghiên cứu từ Hội Tim mạch Hoa kỳ cho thấy việc ngồi bàn giấy suốt ngày có thể gây tổn hại cho cơ thể tương đương với việc hút thuốc lá. Từ nhận thức này, nhiều nhân viên văn phòng đã chuyển từ “bàn ngồi” sang “bàn đứng” và áp dụng một số kỹ thuật khác nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của dân văn phòng. Suy giãn tĩnh mạch chân là một mối lo ngại khác của chị em làm việc văn phòng, nhưng có một số mẹo nên áp dụng để giảm thiểu nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở chân, gồm:

  1. Nâng chân cao càng nhiều càng tốt nhằm làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch của hai chân
  2. Gập duỗi bàn chân trong khi ngồi như thể bạn đang đi bộ
  3. Thường xuyên nâng cao cẳng chân, bởi vì cử động cẳng chân giúp đẩy máu từ dưới chân về tim tốt hơn
  4. Duy trì cân nặng lý tưởng để đảm bảo máu chảy thông suốt khắp cơ thể, trong đó có chân.
  5. Đứng dậy và đi bộ càng nhiều càng tốt; đi thang bộ; đi đến các phòng ban khác thay vì ngồi một chỗ nhắn tin hoặc gửi email.
Nâng chân cao càng nhiều càng tốt giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Mối nguy cơ của việc đứng nhiều

Tương tự như việc ngồi suốt ngày, đứng lâu cũng có hại cho sức khỏe. Giáo viên, điều dưỡng, tiếp viên hàng không, nhân viên bán hàng, thợ tóc, phẫu thuật viên…là những công việc đòi hỏi đứng nhiều. Vì đứng lâu, đứng nhiều là yếu tố nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch, nên việc tập một số thói quen tốt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh, giúp cho đôi chân luôn khỏe mạnh để tiếp tục làm việc. Một số thói quen tốt nên tập gồm:

  1. Cố gắng cử động chân khi nào có thể, như đi bộ, gập đầu gối và xoay mắt cá chân
  2. Ngồi nghỉ giải lao lúc nào có thể, xong nâng chân cao hơn tim nếu được để làm giảm sức căng của các tĩnh mạch ở hai chân.
  3. Nâng cao cẳng chân trong khi đứng giúp cho cơ cẳng chân hoạt động
  4. Chọn giày đế thấp và được thiết kế nâng đỡ bàn chân
  5. Cân nhắc mang vớ ép tĩnh mạch giúp cải thiện lưu thông máu và phòng ngừa giãn tĩnh mạch.
Công việc đứng lâu
Đứng lâu, đứng nhiều là yếu tố nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Làm gì khi phát hiện mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch là những gân máu có màu xanh tím hoặc đỏ nổi rõ ngay dưới bề mặt da ở đùi, bắp chân, mắt cá và bàn chân. Có khi có triệu chứng hoặc không có triệu chứng đi kèm.

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh là chân đau nhức, nặng chân, sưng phù mắt cá, da chân sậm màu hoặc đổi màu, ngứa ngáy và khó chịu ở chân. Các triệu chứng này thường rõ ràng hơn vào chiều tối sau một ngày làm việc, hoặc nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ.

Về điều trị suy giãn tĩnh mạch, trừ một vài trường hợp nặng, hoặc điều trị thẩm mỹ cần phải thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch. Phần lớn người bệnh được khuyên bắt đầu với những biện pháp tự điều trị, bao gồm mang tất tĩnh mạch, tập thể dục thường xuyên hoặc dùng thuốc trợ tĩnh mạch từ thảo dược như Rotuven 300, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn bệnh giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.

Rotuven 300 - Cao hạt dẻ ngựa và rutin
Rotuven 300 hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân 

Rotuven được sản xuất tại Mỹ từ 2 thành phần chính là cao hạt dẻ ngựa và Rutin (trích tinh từ hoa hòe). Công dụng chính là làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gồm đau chân, nặng chân, sưng chân, chuột rút…Ngoài ra, Rotuven còn có tác dụng tăng độ bền thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch, giúp ngăn bệnh không nặng lên. Rotuven đã được Bộ Y Tế cấp giấy phép lưu hành từ năm 2013, đến nay đã có gần 300,000 hộp Rotuven (60 viên) đến tay người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể xem phản hồi của người sử dụng Rotuven tại mục Cảm nhận và chia sẻ tại đây.

Nguồn tham khảo: https://incredibleveins.com/5-ways-treat-varicose-veins-office/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!