5 dấu hiệu của giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm, bạn chớ nên coi thường!

Có ít nhất 5 dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân sẽ xuất hiện từ sớm, thế nhưng đa phần lại bị bỏ qua. Và nếu bạn không muốn bỏ lỡ giai đoạn vàng trong việc chẩn đoán và điều trị các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thì đọc ngay bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

Thông thường, suy giãn tĩnh mạch xảy ra đầu tiên ở chân. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc cơ chế bơm máu tĩnh mạch bị thay đổi. Bình thường, máu được bơm một chiều từ chân về tim nhờ sự co cơ và hệ thống van một chiều của tĩnh mạch.

Sự bất thường sẽ xuất hiện khi hệ thống van tĩnh mạch bị hư tổn (van bị hở) khiến máu bị trào ngược xuống dưới. Khi đó máu trong tĩnh mạch ứ đọng dưới chân, không thể đẩy máu lên trên, về với tĩnh mạch chủ. Lâu dài thì áp suất thủy tĩnh trong tĩnh mạch càng tăng lên và giãn dẫn về kích thước.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch bị hở, máu trào ngược xuống dưới chân

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền; yếu tố tuổi tác; tình trạng béo phì; tình trạng mang thai; Và đôi lúc do nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít đi lại cũng dễ mắc bệnh này.

Dấu hiệu sớm của giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn khởi phát, dấu hiệu của giãn tĩnh mạch xuất hiện từ từ và ít khi được để ý. Người ta thường phỏng đoán đó chỉ là dấu hiệu đau mỏi chân thông thường.

Dấu hiệu dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch
Chân đau nhức, căng tức -dấu hiệu dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch

Người bệnh có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua một số dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Chân đau nhức, căng tức, cảm giác nặng chân nhất là về chiều tối. Cảm giác đau chân nhiều hơn sau khi ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.
  • Cảm giác nóng rát, sưng chân, chuột rút vào ban đêm, và đau nhói ở dưới chân.
  • Các tĩnh mạch (gân máu) nổi rõ, ngoằn ngoèo dưới bề mặt da, xuất hiện dọc theo chân: ở đùi, bắp chân, khoeo chân và mắt cá chân.
  • Cảm giác ngứa quanh vùng tĩnh mạch bị giãn
  • Vùng da quanh nơi giãn tình mạch bị đổi màu hoặc sậm màu

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu như thế nào?

Giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch, người bệnh được khuyên tự chăm sócđiều trị nội khoa.

Các biện pháp tự chăm sóc có thể gồm: tập thể dục; ăn tốt lành mạnh; giảm cân nếu thừa cân; tránh mặc quần áo chật; gác cao chân khi nằm; tránh đứng lậu hoặc ngồi lâu…Các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp giảm đau và ngăn không cho bệnh trở nên nặng hơn.

Đi bộ
Đi bộ là cách tự điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả và dễ làm

Điều trị nội khoa gồm uống thuốc trợ tĩnh mạch và mang vớ ép y khoa.

Thuốc uống hoặc thảo dược trợ tĩnh mạch làm thuyên giảm các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh. Thuốc còn có tác dụng tăng sức bền của thành mạch, giảm quá trình viêm và cải thiện sự dinh dưỡng ở mô. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể thử dùng Rotuven 300. Được sản xuất tại Mỹ, có thành phần 100% thảo dược với hàm lượng chuẩn hóa, Rotuven 300 giúp giảm đau chân, nặng chân, sưng phù chân, ngứa chân và khó chịu ở chân chỉ sau 2 – 4 tuần. Hiệu quả điều trị đạt >80%, đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng.

Bên cạnh uống thuốc, người bệnh nên kết hợp với mang vớ y khoa (tất tĩnh mạch). Vớ y khoa bó ép hai chân, giúp máu lưu thông tốt hơn trong các tĩnh mạch và cơ chân.

Rotuven 300 hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả>80%

Cuối cùng, nếu không đáp ứng với cách chữa trị nội khoa trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị xâm lấn (nghĩa là có động chạm đến cơ thể). Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật xâm lấn ít gồm chích xơ, lazer nội mạch, đốt bằng sóng cao tần… hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch nông bị giãn.

Bạn đã nắm bắt được hết các dấu hiệu của giãn tĩnh mạch hay chưa? Thử xem mình có mắc một trong 5 dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân đó hay không nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!