Bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân: Có nguy hiểm không?

Bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng khá phổ biến, có đến 60% bà bầu bị chứng này.

Liệu đây có phải là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và bé? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu!

Suy giãn tĩnh mạch sâu nên uống thuốc hay dùng gel?
Mức độ ảnh hưởng khi bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân

1. Vì sao bà bầu thường bị giãn tĩnh mạch ở chân?

Giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu đều giống với các đối tượng khác. Đó chính là hiện tượng máu trong tĩnh mạch không chảy về tim mà chảy ngược lại xuống dưới chân, gây ứ đọng trong các tĩnh mạch, làm cho tĩnh mạch căng phồng và giãn rộng. Điều này khiến cho người bệnh có cảm giác đau mỏi chân, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm,… Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất trên da là những mạch máu nổi cộm lên với màu tím, xanh ngoằn ngoèo, tập trung nhiều ở vị trí bắp chân.

Bà bầu giãn tĩnh mạch chân thường đi lại khó khăn hơn do đau nhức, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Theo nhận định của các y bác sĩ, nguyên nhân của triệu chứng này có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau:

  • Sự chèn ép tử cung trong quá trình thai nhi phát triển: Tử cung càng lớn sẽ càng gây áp lực lên tĩnh mạch nhiều hơn, khiến cho mạch máu khó lưu thông. Đây chính là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị giãn tĩnh mạch chân hơn các đối tượng khác.
  • Sự tăng đột ngột lượng máu trong cơ thể: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn và cũng tạo ra lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Điều này tạo nên áp lực nặng lên các tĩnh mạch chân.
  • Thay đổi nội tiết tố: Lượng progesterone tăng lên khi mang thai đã làm giãn, sưng tĩnh mạch.
  • Thừa cân, mang song thai và thường xuyên phải đứng lâu, đi nhiều sẽ tạo áp lực ở chân, gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.
Phù chân là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu gặp phải ở những tháng cuối thai kỳ
Các nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu

2. Giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu có nguy hiểm không?

Lúc có bầu chân bị giãn tĩnh mạch là hiện tượng khá phổ biến khi mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Suy giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai không gây tác động xấu đến mẹ và bé. Nếu mẹ bầu không bị giãn tĩnh mạch chân trước khi mang thai thì bệnh sẽ hết sau khi sinh con. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý trường hợp tĩnh mạch bị sưng nóng đỏ đau, gợi ý dấu hiệu hình thành huyết khối trong lòng mạch. Mức độ này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Lúc này mẹ bầu cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để điều trị kịp thời.

3. Điều trị bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Tùy vào tình trạng giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:

  • Đối với mẹ bầu bị mức độ nhẹ: Có thể áp dụng biện pháp gác chân cao, mang vớ y khoa để hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.
  • Đối với mẹ bầu bị nặng: Các bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị ngoại khoa phẫu thuật vào giai đoạn sau sinh vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Bên cạnh đó, khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân:

  • Không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, gây ứ đọng tuần hoàn máu.
  • Cần tránh hoạt động quá sức, khiêng vác đồ nặng gây áp lực lên tử cung làm tắc nghẽn mao mạch.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, không nên tăng quá nhiều cân trong thời gian ngắn.
  • Khi nằm ngủ có thể kê chân cao khoảng 15-20cm, giúp việc lưu thông máu tĩnh mạch tốt hơn.
  • Nếu thấy vùng da xung quanh bị đỏ, đi kèm triệu chứng tĩnh mạch nóng, đau đớn nên gọi ngay cho bác sĩ.
Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai
Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai

Bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân sẽ bớt dần sau khi sinh em bé vì thời điểm này tử cung không còn gây áp lực lên tĩnh mạch nữa. Mặc dù vậy, sau khi sanh con bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất, tránh các di chứng về sau nếu bệnh quá lâu không khỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!