Bệnh suy giãn tĩnh mạch và điều cần lưu ý

Bệnh suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng trẻ hóa

Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Trên toàn thế giới, tỷ lệ hiện mắc bệnh dao động từ 10 – 30% dân số [1] [2] . Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này rơi vào khoảng 4500 / 100.000 [4] , ước tính chiếm 23% dân số trưởng thành. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 22 triệu phụ nữ và 11 triệu nam giới [5]. Phần lớn các trường hợp được báo cáo là ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Ở các nước tiên tiến của Châu Âu, Mỹ v.v… Bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế-xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc. Đối với người trên 50 tuổi thì có đến 75-80% bị suy giãn tĩnh mạch. Trong đó có đến 2/3 bệnh nhân gặp phải biến chứng. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi và yếu tố di truyền dường như đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch. Có tới 50% bệnh nhân có tiền sử người thân trong gia đình bị mắc bệnh. Những người có cha mẹ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ gần như 90% [3] .

Gần 80% người bệnh tại Việt Nam không biết mình mắc bệnh

Tại Việt Nam, theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ xướng: Đa số bệnh nhân 77,6% không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.

Triệu chứng và biến chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần, xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da, các tĩnh mạch giãn ra, nổi ngoằn nghoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng v.v…

Đặc biệt, biến chứng muộn của bệnh lý này là giãn tĩnh mạch nhiều, ứ trệ ở chân thành búi tĩnh mạch cuộn âm hình thành huyết khối dẫn đến tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch. Máu không hồi lưu được trở về, làm toàn bộ chân sưng phù lên, đau đớn. Nguy hiểm nhất là huyết khối lan lên tĩnh mạch chủ, lan về tim, phổi dẫn đến tử vong.

Chi phí điều trị cho biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch rất cao 1.5% đến 2% tổng ngân sách y tế chi phí cho bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. (Chi phí khổng lồ hàng năm cho bệnh tĩnh mạch theo tạp chí (Lancet):
• Anh: 290 triệu bảng Anh
• Pháp: 780 triệu quan Pháp
• Đức: 2.420 triệu Mác Đức
• Ý: 1.638 tỷ Lia
• Tây Ban Nha: 17.240 triệu Pesetas

Một phần lớn chi phí này dùng để điều trị các biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như giãn tĩnh mạch và loét dinh dưỡng do bệnh tĩnh mạch.

Tài liệu tham khảo:
1.Callam MJ (1994). “Epidemiology of varicose veins”. Br J Surg. 81 (2): 167–73. doi:10.1002/bjs.1800810204. PMID 8156326.
2. Evans CJ, Fowkes FG, Ruckley CV, Lee AJ (1999). “Prevalence of varicose veins and chronic venous insufficiency in men and women in the general population: Edinburgh Vein Study”. J Epidemiol Community Health. 53 (3): 149–53. doi:10.1136/jech.53.3.149. PMC 1756838. PMID 10396491.
3. https://www.chicagoveininstitute.com/varicose-vein-statistics/
4. https://www.rightdiagnosis.com/v/varicose_veins/stats-country.htm
5. Hamdan A (2012). “Management of varicose veins and venous insufficiency”. JAMA. 308 (24): 2612–21. doi:10.1001/jama.2012.111352. PMID 23268520.
6. Minh Anh Hospital – Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!