Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ và những lưu ý cần biết

Nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch, bạn đã từng biết các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu ra sao: chân đau nhức ê ẩm, nặng nề, sưng phù, căng cứng khiến bạn chỉ muốn ngồi yên một chỗ. Nhiều người không dám đi nhiều vì sợ bệnh nặng thêm. Vậy bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Câu trả lời là nên, vì đi bộ là bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện hoạt động bơm máu của cơ cẳng chân.

Hiểu đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là do tĩnh mạch giảm khả năng bơm máu lên phía trên cơ thể, máu ứ trệ ở dưới chân, làm cho tĩnh mạch phình rộng, sưng phồng và gây đau nhức. Bình thường máu ở chân được bơm về tim một phần là nhờ các cơ cẳng chân bao quanh các tĩnh mạch co bóp liên tục đẩy máu lên trên, chống lại áp lực của trọng lực. Các cơ cẳng chân chỉ co bóp mạnh khi chân vận động đi lại. Đây là lý do tại sao đi bộ là một lựa chọn hoàn hảo cho tĩnh mạch khỏe mạnh, vì có khả năng tạo ra áp lực cần thiết lên tĩnh mạch giúp máu lưu thông tốt hơn.

Chạy bộ
Đi bộ giúp cải thiện lưu thông máu ở người suy giãn tĩnh mạch

Lợi ích của đi bộ đối với suy giãn tĩnh mạch

Sự co cơ chân khi đi bộ có tác dụng giúp van tĩnh mạch hoạt động tốt hơn. Lực ép của cơ chân vào hệ tĩnh mạch khi chân đang vận động được ghi nhận là cao hơn rất nhiều so với lúc bạn đứng yên. Điều này giúp máu đẩy mạnh về tim và giảm tình trạng ứ máu dưới chân, cũng như giảm áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Ngay cả những bệnh nhân sau khi trải qua thủ thuật điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch cũng được khuyên nên duy trì vận động nhẹ nhàng như đi bộ ngắn, thay vì ngồi hay đứng yên một chỗ quá lâu.

Bạn không nhất thiết phải đến tập ở phòng tập thể dục nếu không có nhiều thời gian, hãy chỉ chuẩn bị một đôi giày đi bộ thật tốt.  Đi bộ khi đi làm, đi mua sắm nếu khoảng cách đủ gần thay vì đi xe. Chỉ bằng cách thực hiện hoạt động nhẹ nhàng mà đơn giản này, một số người bệnh đã cảm nhận được những thay đổi tích cực.

Những lưu ý khi bắt đầu thói quen đi bộ

Mặc dù đi bộ có thể đem đến nhiều lợi ích và bạn có thể thực hiện ngay hôm nay. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều để đạt hiệu quả tốt nhất. Thời điểm đi bộ thích hợp là vào sáng sớm hoặc chiều tà. Đừng quên chọn cho mình một đôi giày vừa vặn, trang phục thoải mái và đem theo một chai nước nhỏ để tránh mất nước.

Nếu bạn chưa từng có thói quen đi bộ, hãy bắt đầu với quãng đường và thời gian ngắn, vừa sức, sau đó tăng dần trong khả năng sức khỏe cho phép. Mỗi lần cố gắng đi trong khoảng 30-45 phút. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày.

Những người đã bị loét chân do suy tĩnh mạch sẽ cần hạn chế vận động chân, vì vậy cần thực hiện các liệu pháp giảm đau và các biện pháp vật lý trị liệu trước khi tập đi bộ.

Rotuven 300
Kết hợp thảo dược trợ tĩnh mạch Rotuven 300 và thói quen đi bộ đem lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân

Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch nên kết hợp nhiều phương pháp khác như mang vớ y khoa, ăn uống lành mạnh và dùng thêm viên uống thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch Rotuven 300.

Rotuven 300 với hai thành phần tự nhiên gồm cao hạt dẻ ngựa và rutin- trích tinh từ nụ hoa hòe có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, giúp đẩy máu từ chân về tim hiệu quả hơn, nhờ đó giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. 300 mg cao hạt dẻ ngựa trong Rotuven có hiệu quả giảm đau chân 91%, giảm nặng chân 85% và giảm sưng phù 85% dựa trên nhiều nghiên cứu y học trên gần 12,000 bệnh nhân.

Lưu ý sẽ có một số trường hợp đặc biệt không phù hợp với việc đi bộ, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế và tuân thủ theo hướng dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!