Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị theo từng cấp độ

Suy giãn tĩnh mạch thường tiến triển theo các cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên tiêu chuẩn CEAP để phân loại các cấp độ suy giãn tĩnh mạch. Từ đó đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại CEAP

CEAP là hệ thống phân loại các cấp độ suy giãn tĩnh mạch. CEAP được viết tắt từ 4 chữ cái: C (Clinical findings – triệu chứng lâm sàng), E (Etiological factors – các yếu tố căn nguyên), A (Anatomical cause – nguyên nhân giải phẫu) và P (Pathophysiological cause – nguyên nhân sinh lý bệnh). Y học dựa trên 4 nhân tố này để phân cấp bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, vì 3 nhân tố cuối rất phức tạp nên ngày nay các bác sĩ chỉ dựa vào yếu tố triệu chứng lâm sàng để phân loại suy giãn tĩnh mạch thành 7 cấp độ:

  • C0: không nhìn thấy, không sờ và cảm nhận được tĩnh mạch giãn ngoài da.
  • C1: xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện < 3mm.
  • C2: suy giãn tĩnh mạch có hoặc không có triệu chứng, đường kính > 3mm.
  • C3: mắt cá chân sưng phù.
  • C4: da bị tổn thương như rối loạn sắc tố, loạn dưỡng da,…
  • C5: như C4 kèm thêm vết loét đã lành sẹo.
  • C6: vết loét tiến triển nặng hơn.
7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch dựa trên tiêu chuẩn C thuộc CEAP
7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch dựa trên tiêu chuẩn C thuộc CEAP

Biểu hiện của các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Từng cấp độ lại có những biểu hiện chi tiết hơn, cùng với các triệu chứng giúp người bệnh có thể phân biệt được. Cụ thể:

  • Cấp độ 0: đây là giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ, không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện ra mình đã mắc bệnh.
  • Cấp độ 1: tĩnh mạch bắt đầu giãn với kích thước nhỏ, thường xuất hiện ở khu vực đùi, bắp chân. Giai đoạn này thường xuất hiện các triệu chứng mỏi chân, đau chân, ngứa da ở mức độ nhẹ.
  • Cấp độ 2: tĩnh mạch giãn rộng hơn, dấu hiệu bệnh rõ ràng và các triệu chứng trở nặng hơn.
  • Cấp độ 3: bàn chân, bắp chân sưng to, dễ bị phù chân vào buổi tối.
  • Cấp độ 4: biểu hiện ngoài da do máu ứ đọng nhiều, chẳng hạn như da sậm màu hơn, xơ bì,…
  • Cấp độ 5: các tĩnh mạch nổi chằng chịt và xuất hiện các vết loét.
  • Cấp độ 6: các vết loét to và nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều và lâu lành hơn.
Mỗi cấp độ có các biểu hiện khác nhau, giúp người bệnh dễ nhận biết
Mỗi cấp độ có các biểu hiện khác nhau, giúp người bệnh dễ nhận biết

Phương pháp điều trị theo các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Dựa trên các cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo chuẩn C, các bác sĩ đề xuất những phương pháp điều trị phù hợp nhất dành cho bệnh nhân.

Cấp độ nhẹ C0-1

Giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì không có nhiều biểu hiện cụ thể. Nếu bệnh nhân chịu khó khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ sớm phát hiện ra bệnh.

Nếu chịu khó điều trị sớm ngay giai đoạn này thì có thể ngăn bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển và hạn chế được các biến chứng về sau. Ở giai đoạn này, người bệnh chủ yếu phòng ngừa bệnh bằng các chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập tốt cho hệ tuần hoàn.

Cụ thể, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin vào thực đơn, uống nhiều nước và hạn chế dầu mỡ, bia, rượu. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, kết hợp luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch

Cấp độ tiến triển C2-3-4

Người bệnh dễ dàng nhận biết được sự tiến triển của bệnh nhờ các biểu hiện rõ ràng. Các triệu chứng đau nhức, sưng phù chân khiến việc sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân nên tiếp tục điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời tiếp nhận điều trị và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, bạn cũng có thể sử dụng thảo dược Rotuven 300 để điều trị. Thảo dược có chiết xuất 100% tự nhiên giúp điều trị các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân, sưng phù chân, hoặc ngứa chân.

Các cấp độ cuối C5-6

Giai đoạn này thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ tĩnh mạch, lở loét, hoại tử da. Chính vì vậy, phương pháp điều trị tốt nhất chính là tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa buộc phải can thiệp để loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn.

Bác sĩ can thiệp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy giãn ở giai đoạn trở nặng
Bác sĩ can thiệp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy giãn ở giai đoạn nặng

Dựa trên tiêu chuẩn C trong CEAP, các cấp độ suy giãn tĩnh mạch được phân loại cụ thể thành 7 cấp độ từ nhẹ đến nặng. Mỗi cấp độ có các biểu hiện khác nhau giúp người bệnh xác định mình đang bị suy tĩnh mạch ở giai đoạn nào. Các cấp độ này giúp bác sĩ đề xuất phương án chữa trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Cách điều trị tốt nhất vẫn là điều chỉnh lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Nếu chân bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau mỏi chân, nặng chân hoặc sưng chân, sử dụng ngay thảo dược Rotuven 300 có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!