Cập nhật các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch. Xem ngay để biết bạn ở cấp độ nào?

Thông thường các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch sẽ trải qua 7 cấp độ, chuyển biến dấu hiệu của bệnh từ nhẹ đến vừa và ngày càng nặng hơn. Ở những giai đoạn sớm, bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng khi các triệu chứng trở nặng thì càng thêm khó chữa.

Các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch 

Hình ảnh các giai đoạn tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hình ảnh các giai đoạn tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch

C0-Giai đoạn chưa có biểu hiện

Do chưa có biểu hiện nên người bệnh khó nhận biết bằng các dấu hiệu lâm sàng, giai đoạn này thường chỉ phát hiện được khi bệnh nhân đi khám sức khỏe và tình cờ được phát hiện bằng chẩn đoán hình ảnh.

C1-Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay mạng lưới

Sau một thời gian tiềm ẩn, giai đoạn suy giãn tĩnh mạch sớm cũng lộ ra rõ hơn tại các vùng mắt cá trong, vùng đùi hoặc bắp chân. Biểu hiện là tĩnh mạch giãn tăng dần kích thước khoảng 1mm.

Ở giai đoạn này, thỉnh thoảng người bệnh sẽ cảm thấy chân hơi ngứa ngáy, buồn mỏi chân, đôi khi là đau chân, nhất là khi đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ.

C2-Giãn tĩnh mạch lớn dưới da >3mm

Nếu kích thước tĩnh mạch giãn lớn hơn 3mm thì đã đến giãn tĩnh mạch đã đến giai đoạn 3. Lúc này người bệnh đã nhận biết rõ ràng là mình đang mắc bệnh. Tĩnh mạch màu xanh tím nổi nhiều hơn, nổi rõ ngoằn ngoèo như sợi dây thừng. Chân rất hay bị tê bì, cảm thấy đau nhức và cảm giác rất nặng chân.

Mô tả cụ thể từng giai đoạn của bệnh
Mô tả cụ thể từng giai đoạn của bệnh

C3-Phù

Phù là một giai đoạn tiến triển nặng hơn của suy giãn tĩnh mạch. Bàn chân hoặc bắp chân sưng to. Nó tương tự như hiện tượng “xuống máu” hay gặp ở các bà bầu .

Phù sẽ càng tệ hơn vào lúc chiều tối hoặc khi đứng tại chỗ quá lâu

C4-Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm)

Vào giai đoạn thứ 5 này, tình trạng ứ đọng máu ở chân nhiều hơn gây loạn dưỡng da, nên da đổi màu, chuyển màu sậm hơn. Thêm vào đó thì triệu chứng phù, xơ bì và sừng hóa càng tiến triển mạnh.

Da cũng mất đi độ đàn hồi vốn có, ấn vào sẽ tạo thành vết lõm, khó có thể phục hồi hơn.

C5-Loét có thể lành

Lúc này, những tĩnh mạch suy giãn nổi chằng chịt hết trên bắp chân, đầu gối… Da mỏng hơn và các vết loét xuất hiện.

C6-Loét không lành

Một phần do khả năng phục hồi da kém nguyên nhân từ máu nuôi dưỡng kém, một phần do môi trường lý tưởng dễ dẫn đến nhiễm trùng, nên những vết loét trở nên sâu hơn và khó lành hơn.

Điều trị cho các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch

Thay đổi thói quen đi đứng một phần sẽ có tác dụng khi mắc ở giai đoạn đầu
Thay đổi thói quen đi đứng sẽ giúp cải thiện bệnh ở giai đoạn sớm

Ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau:

3 giai đoạn nhẹ ban đầu

  • Bệnh nhân cần một chế độ ăn uống- tập luyện- sinh hoạt hợp lý. Ví dụ ăn thực phẩm nhiều chất xơ, giàu vitamin C, E; không đứng ngồi quá lâu một chỗ; tăng cường việc tập với các môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…. Bên cạnh đó là mang vớ ép tĩnh mạch trong mọi hoạt động.
  • Giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng các chế phẩm thảo dược có tác dụng trợ tĩnh mạch như Rotuven 300. Rotuven 300 với thành phần Cao hạt dẻ ngựa và Rutin (từ hoa hòe). 2 thành phần đã được nhiều nghiên cứu y học chứng minh có hiệu quả giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân và sưng chân. Hơn nữa, sử dụng lâu dài 4-6 tháng Rotuven còn có hiệu quả ngăn bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.

2 giai đoạn tiến triển tiếp theo

Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ nhận định tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.

2 giai đoạn nặng cuối

Để phòng tránh những biến chứng nặng nề như huyết khối tĩnh mạch tại chỗ, vỡ tĩnh mạch thì bệnh nhân phải cần đến phẫu thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!