Chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch, nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế tái phát?

Chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch như thế nào là phù hợp? Đây là vấn đề không chỉ được người bệnh mà người nhà bệnh nhân cũng rất quan tâm. Lý do là bệnh giãn tĩnh mạch có đặc điểm không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nguy cơ tái phát rất cao. Bên cạnh các biện pháp điều trị y khoa, tập luyện thể dục thì chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch phình to, dãn rộng bất thường do suy giảm chức năng lưu thông máu từ các tĩnh mạch về tim. Thông thường, dòng máu trong tĩnh mạch sẽ di chuyển một chiều từ dưới chân đi lên tim, tức ngược chiều so với tư thế đứng. Hoạt động này diễn ra nhờ hệ thống van tĩnh mạch, lực hút từ tim và lực ép của cơ chân. Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra khi hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu, máu trào ngược trở lại, làm cho máu bị ứ đọng ở chân, không theo đường tĩnh mạch chủ để quay về tim như cơ chế hoạt động tự nhiên.

Bệnh giãn tĩnh mạch do van bị hỏng, máu ứ đọng dưới chân

Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

Nếu bạn thấy trong người xuất hiện các dấu hiệu như đau chân khi đi lại nhiều, tê, mỏi, nhức hay đột nhiên đỏ ửng, phát ban hay viêm da lở loét là lúc cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch rõ ràng hơn là sự xuất hiện các gân máu xanh nổi cộm ngay dưới bề mặt da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở những khu vực như đùi, bắp chân, mắt cá và bàn chân. Đây chính là các tĩnh mạch đã bị giãn rộng và sưng phồng. Suy giãn tĩnh mạch không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, nặng nề gây khó khăn cho việc đi lại.

Chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch

Người bị suy giãn tĩnh mạch cần để tâm đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo bệnh không trở nên nặng hơn. Sau đây là danh sách các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi đang điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Thực phẩm nên tăng cường bổ sung

  • Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (măng tây, súp lơ…), trái cây (chuối, đu đủ, lê, bơ…), ngũ cốc (đậu cô ve, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu Hà Lan…), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, quả hạch, yến mạch,…) giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế việc rặn quá mức khi đi đại tiện, làm tăng áp lực cho tĩnh mạch chi dưới.
  • Thực phẩm giàu Vitamin C giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, tăng cường chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa: cam, quýt, bưởi, rau cải, ớt chuông, đu đủ, dâu tây…
  • Thực phẩm giàu Vitamin E hỗ trợ phân giải các chất béo – vốn cản trở lưu thông máu: viên uống vitamin E, dầu mầm lúa mì, hạt óc chó, hạt dẻ…
  • Thực phẩm giàu flavonoid, đặc biệt là Rutin, chất này giúp tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin C, làm bền thành mạch, bảo vệ gan và rất tốt cho lưu thông máu: rau xanh màu đậm, cải xoong, bina, diếp cá, trà xanh, nụ hoa hòe, măng tây, kiều mạch…
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc

Thực phẩm nên tránh khi suy giãn tĩnh mạch

Chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch cần tránh:

  • Thực phẩm chứa carbohydrate (đường và tinh bột), vì sẽ ngăn cản các chất chống oxy hóa hoạt động bình thường, khiến người bệnh lão hóa nhanh, suy giảm chức năng cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ rất không tốt cho máu, cho tim nói riêng cũng như hoạt động lưu thông máu nói chung.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia không chỉ gây rối loạn tuần hoàn máu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể vì được ruột non hấp thụ đến 80%.
Ảnh hưởng của đồ uống có cồn như rượu, bia
Ảnh hưởng của đồ uống có cồn như rượu, bia

Làm thế nào để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Điều trị suy giãn tĩnh mạch là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ của bệnh nhân và người nhà. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản:

  • Tuân thủ các biện pháp điều trị do bác sĩ chỉ định là điều quan trọng hàng đầu.
  • Kế đến là chế độ luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
  • Thứ ba là chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch, chọn thực phẩm tốt cho tĩnh mạch giúp cải thiện lưu thông máu.
  • Cuối cùng là lựa chọn thực phẩm chức năng có tác dụng trợ tĩnh mạch giúp quá trình hồi phục tốt hơn.

Ưu tiên sử dụng thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chất lượng, đạt chuẩn GMP Hoa Kỳ như Rotuven 300. Sản phẩm này được chiết xuất 100% thảo mộc tự nhiên, gồm cao hạt dẻ ngựa và Rutin, trích tinh từ hoa hòe, có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, tăng độ bền thành mạch cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.

Rotuven 300 Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Rotuven giúp thuyên giảm suy giãn tĩnh mạch > 80%

Rotuven300 dạng viên nang dễ uống và tiện lợi với liều đơn giản 2 viên mỗi ngày. Sau khi sử dụng Rotuven300 2 – 4 tuần, người bệnh sẽ giảm đau chân 91%, giảm nặng chân 85% và giảm sưng chân 84%. Hiệu quả sẽ còn tốt hơn nếu duy trì sử dụng đều đặn 4-6 tháng. Nếu bạn cũng đang tìm một loại thảo dược tốt cho đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909149768 để được dược sĩ tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!