Đứng lâu, ngồi nhiều coi chừng bị suy giãn tĩnh mạch chân!

Suy giãn tĩnh mạch chân (còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới) là bệnh thường gặp, nhất là với những người do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều. Bệnh rất nguy hiểm nếu cục máu đông xuất hiện và di chuyển trong lòng mạch máu.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, 59 tuổi, là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết, khoảng một năm nay chị thường xuyên bị đau nhức hai chân. Có hôm đông khách, phải đứng bán cả ngày. Buổi tối về chị bị đau chân nhiều hơn, hai chân nặng và sưng phù, nhiều đêm không ngủ không được vì đau nhức. Chị tự mua dùng thuốc giảm đau và một số thuốc khác trong một thời gian dài nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Lần khám bệnh gần đây, chị Hạnh mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch chân. “Bác sĩ khám cho tôi nói, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh rất thường gặp, nhưng người bệnh thường lầm tưởng mình mắc bệnh đau khớp”, chị Hạnh cho biết.

Các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Theo các bác sĩ, mới đầu, người bệnh thường có triệu chứng đau ở chân, nặng chân, nhức mỏi chân, căng tức chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, người bệnh thường bị chuột rút (vọp bẻ), có cảm giác nóng, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

Tình trạng phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục. Phù nhiều hơn vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở mắt cá chân, bàn chân, có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với trước đây.

Kiem-Tra-Gian-Tinh-Mach-Chan
Đứng nhiều, ngồi lâu làm nặng các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Giai đoạn sớm của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Về sau, các triệu chứng của bệnh nặng dần lên. Da ở vùng cẳng chân bắt đầu sạm màu, rồi bong vẩy gần giống với bệnh chàm. Các tĩnh mạch nông dưới da giãn to hơn và phình lên ngoằn ngoèo.
Khi bệnh ở giai đoạn cuối, toàn bộ hệ tĩnh mạch giãn to ra, ứ máu và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Nặng nhất là xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch. Cục máu đông sẽ di chuyển trong lòng mạch máu, có nguy cơ chạy đến mạch máu dẫn về tim và có thể gây thuyên tắc phổi, rất dễ dẫn đến tử vong, nếu không được cấp cứu kịp thời. Thường thì hơn 80% trường hợp bị thuyên tắc phổi sẽ tử vong.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ra sao?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ thường điều trị nội khoa bằng cách cho người bệnh uống thuốc trợ tĩnh mạch, có khi kết hợp với mang vớ ép tĩnh mạch. Nếu bệnh nặng hơn thì phải đến bệnh viện điều trị bằng các phương pháp xâm lấn như chích xơ, lazer nội mạch, đốt bằng sóng cao tần hoặc phẫu thuật để lấy đi các tĩnh mạch nông đã bị giãn, bị xơ.
Từ lâu tại châu Âu, đặc biệt là tại Đức, các bác sĩ chuyên khoa thường dùng cao hạt dẻ ngựa (có tên khoa học là Aesculus hippocastanum) cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân. Cao hạt dẻ ngựa là thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Cao kho hat de ngua
Tại Châu Âu, cao hạt dẻ ngựa được bác sĩ kê toa nhiều nhất cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Hiệu quả của cao hạt dẻ ngựa đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Hiệu quả của cao hạt dẻ ngựa đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính đã được chứng minh qua 18 thử nghiệm lâm sàng trên 1,258 bệnh nhân và 3 nghiên cứu quan sát trên 10,725 bệnh nhân. 

Kết quả trong 3 nghiên cứu quan sát cho thấy, cao hạt dẻ ngựa có tác dụng: giảm đau chân trên 91% bệnh nhân; giảm nặng chân trên 85% bệnh nhân và giảm sưng phù chân trên 84% bệnh nhân. 

Tổng quan kết quả của 18 thử nghiệm lâm sàng cho thấy: cao hạt dẻ ngựa làm giảm thể tích phần dưới chân, giảm chu vi ở bắp chân và mắt cá, giảm đau chân, giảm ngứa, giảm mỏi chân, và căng tức chân. Các tác dụng phụ thì nhẹ và tương đương với giả dược.

Một nghiên cứu khác trên 240 bệnh nhân đăng trên tạp chí Lancet, năm 1996 cho thấy, với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, cao hạt dẻ ngựa cho hiệu quả tương đương với mang vớ ép, nhưng người bệnh dễ tuân thủ hơn so với việc mang vớ ép.

Rotuven 300 banner1
Rotuven 300 giảm đau chân, nặng chân, sưng chân hiệu quả >80% bệnh nhân

Tại Việt Nam, đã có viên uống thảo dược Rotuven 300 với hai thành phần chính là cao hạt dẻ ngựa và rutin-trích tinh từ hoa hòe. Rotuven 300 được sản xuất tại Mỹ, được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành từ năm 2013. Đến nay, đã có gần 300,000 hộp thuốc Rotuven đến tay người tiêu dùng.

Rotuven được nhiều người bệnh tin dùng vì hiệu quả điều trị chắc chắn, >80% người dùng thấy giảm đau chân, nặng chân và sưng chân sau 2-4 tuần sử dụng. Do được bào chế với hàm lượng chuẩn cao hạt dẻ ngựa nên liều dùng của Rotuven là cố định 2 viên mỗi ngày, không cần tăng liều lên 4-6 viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!