|Giải đáp| Giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ khiến đôi chân trở nên xấu xí mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong nội dung bên dưới!

Giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch là hệ quả của việc suy giảm khả năng vận chuyển máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở hai chân. Biểu hiện là các đường ngoằn ngoèo xuất hiện dọc chân, có màu xanh đậm hoặc tím sẫm.

Vậy giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tim mạch, không phải tất cả trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch đều nguy hiểm. Với trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, sử dụng vớ áp lực để bảo vệ thành mạch.

Giãn tĩnh mạch ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Giãn tĩnh mạch ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu bị nặng hơn, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, sưng phù, tụ máu… Bệnh giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không? Một số trường hợp nặng sẽ tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng hoại tử: Khi bị suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nặng, các mạch máu dưới da sẽ rất dễ vỡ gây chảy máu tự phát. Đặc biệt, vỡ tĩnh mạch ở gần mắt cá chân hoặc khớp gối sẽ khiến máu chảy vào ổ khớp và gây thoái hóa khớp. Nếu giãn vỡ tĩnh mạch xảy ra ở các tĩnh mạch sâu thì có thể dẫn đến hoại tử chi.
  • Biến chứng huyết khối: Thời gian bị giãn tĩnh mạch càng kéo dài thì khả năng huyết khối (cục máu đông) hình thành trong lòng mạch càng lớn. Nếu tình trạng nhẹ thì huyết khối chỉ làm tắc mạch tại chỗ, còn nếu nặng thì huyết khối sẽ di chuyển làm tắc mạch tại phổi hoặc tắc động mạch chủ gây suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Vậy nên làm gì khi bị giãn tĩnh mạch để giảm khả năng biến chứng? Hãy cùng đọc tiếp nội dung bên dưới nhé!

Nên làm gì khi bị giãn tĩnh mạch ở chân?

Không ai muốn mình mắc phải căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân. Nhưng nếu vô tình gặp phải căn bệnh này, điều bạn cần làm chính là lạc quan đối mặt và áp dụng các biện pháp để cải thiện tốc độ lưu thông máu, từ đó làm chậm diễn biến của bệnh:

  • Thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ.
  • Giảm ăn mặn, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ.
  • Tránh mang giày cao gót và giày quá chật
  • Kê cao chân khi ngủ.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu.

Nhiều người cũng thắc mắc là giãn tĩnh mạch ở chân có nên đi bộ không? Thì việc đi bộ mỗi ngày cũng sẽ hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.

Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng từ thảo dược như Rotuven 300. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, chứa hai thành phần tự nhiên gồm hạt dẻ ngựa và Rutin-trích tinh từ nụ hoa hòe. Rotuven 300 có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch và tăng độ bền thành mạch, giúp đẩy máu từ chân về tim hiệu quả hơn. Nhờ đó, sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 viên, sau 2 – 4 tuần người bệnh sẽ giảm rõ rệt các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như giảm đau chân 91%, giảm nặng chân 85% và giảm sưng phù chân 84%. Đây là kết quả của các nghiên cứu lâm sàng trên gần 12,000 bệnh nhân tại Đức.

Hướng dẫn cách phòng ngừa mắc giãn tĩnh mạch ở chân

Sau khi đã tìm thấy câu trả lời về việc “giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?”, tiếp theo đây là một số cách phòng bệnh bạn nên lưu lại để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch:

  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Kết hợp xoa bóp chân mỗi ngày.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ khi làm việc.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế tối đa các thực phẩm có hại cho tim mạch.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn sớm, tăng cơ hội hồi phục và giảm biến chứng.

Sức khỏe là vô giá! Do đó, bạn đừng quên rèn luyện sức khỏe mỗi ngày và áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ để ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch nhé! Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề “giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!