Giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi nguy hiểm mức độ nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng mở rộng độ tuổi mắc bệnh. Không những thế, giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi còn được ghi nhận ở tỷ lệ rất cao, ước tính có đến 30% người trưởng thành đã mắc phải bệnh này. Đừng bỏ lơ sức khỏe của mình, hãy để ý thật kỹ những dấu hiệu nhỏ nhất nhé!

Giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến

Vì sao giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến?

Mặc dù nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở người lớn tuổi sẽ cao hơn do sự lão hóa tế bào cùng hiện tượng mạch máu bị suy yếu theo thời gian. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ không có khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến:

  • Ít vận động: Giới trẻ ngày nay thường phải ngồi một chỗ và làm việc hàng giờ trước máy tính sẽ ảnh hưởng không tốt đến lưu thông máu ở chân.
  • Trang phục không thích hợp: Thường xuyên mặc quần áo bó chặt, đi giày cao gót làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân, gây cản trở lưu thông máu từ chân về tim, nên dễ gây ra suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện.
  • Béo phì: Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt, trà sữa, tiệc tùng …khiến nhiều người trẻ dễ bị thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng dư thừa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi.
  • Mang thai: Tăng cân trong thời gian thai kỳ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch. Hơn nữa, nội tiết tố thay đổi trong những tháng đầu mang thai khiến cho lưu thông máu bị chậm lại, dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch.
  • Uống thuốc ngừa thai: các hormone có trong viên thuốc ngừa thai có thể làm giãn thành mạch khiến tĩnh mạch khó bơm máu hiệu quả về tim như bình thường. Thuốc ngừa thai cũng có thể gây giữ nước, vì thế làm tăng thể tích máu và tăng áp lực trong tĩnh mạch.
Nhân viên văn phòng
Người trẻ ngồi suốt trước máy vi tính dễ bị giãn tĩnh mạch chân

Những dấu hiệu mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi thường có những diễn biến âm thầm khó phá hiện hơn người lớn tuổi. Hãy chú ý các dấu hiệu dưới đây để kịp thời ngăn chặn bệnh nặng hơn:

    • Cảm giác đau mỏi, hoặc nặng chân khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, nhất là về chiều tối sau một ngày làm việc
    • Có dấu hiệu sưng phù nhẹ ở mắt cá chân.
    • Nóng chân, căng tức bắp chân.
    • Chuột rút, cơ co về đêm

Theo thời gian, các triệu chứng trên sẽ nặng hơn, dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn và nổi nhiều gân xanh ngoằn ngoèo trên chân.

Số lượng người trẻ tuổi bị giãn tĩnh mạch ngày càng tăng
Gân xanh nổi nhiều ở chân-dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch

 Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch trong thời gian đầu thường không gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt, khiến bạn dễ ngó lơ. Lúc này các tĩnh mạch ở chân trong giai đoạn đầu chưa bị tổn thương nặng. Theo thời gian, các tĩnh mạch ngày càng giãn rộng, dễ gây xuất huyết và bầm máu khi va đập. Những vùng da có tĩnh mạch giãn nhiều sẽ dễ bị loét. Nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ gây nên nhiễm trùng da và lở loét diện rộng.

Ngoài ra, hậu quả nặng nề nhất mà người trẻ có thể gặp chính là hiện tượng huyết khối trong lòng mạch gây viêm tắc mạch tại chỗ. Đôi khi cục huyết khối bong ra trôi theo dòng máu lên tim và phổi làm tắc nghẽn mạch máu. Đây chính là biến chứng thuyên tắc phổi rất nguy hiểm, có thể đưa đến tử vong.

Loét da- biến chứng do suy giãn tĩnh mạch chân

Như vậy, giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi hay người lớn tuổi nếu không điều trị sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn và có thể đưa đến các biến chứng nặng nề . Bạn nên chủ động đến bệnh viện để được tầm soát tình trạng bệnh ngay khi vừa có dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch.

Cách ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch

Những người trẻ làm công việc đòi hỏi phải đứng nhiều hay ngồi lâu, nếu xuất hiện những triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân,… cần đi khám và điều trị sớm. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bảo tồn gồm thuốc uống, hoặc/và mang vớ ép tĩnh mạch. Điều trị xâm lấn như chích xơ, lazer/sóng cao tần nội mạch, hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị suy giãn.

Người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập vận động mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát tốt cân nặng. Tích cực điều trị để ngăn bệnh không nặng thêm và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có các phương thuốc tự nhiên điều trị suy giãn tĩnh mạch không?

Sản phẩm bổ sung tự nhiên được nghiên cứu nhiều nhất dùng trong suy giãn tĩnh mạch là hạt dẻ ngựa. Hạt dẻ ngựa chứa hoạt chất aescin-đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh có tác dụng giảm đau chân 91%, giảm nặng chân 85%, giảm sưng chân 84%, giảm ngứa và giảm căng bắp chân. Hơn nữa, hạt dẻ ngựa được nghiên cứu y học xác nhận có hiệu quả điều trị tương đương với mang vớ ép tĩnh mạch, nhưng bệnh nhân dễ tuân thủ điều trị hơn so với mang vớ ép.

Tại Việt Nam, bạn có thể mua viên thảo dược Rotuven 300, chứa cao hạt dẻ ngựa và Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Uống đều đặn 2 viên Rotuven mỗi ngày, sau 2-4 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau chân, giảm chuột rút, giảm nặng chân, giảm sưng chân và giảm ngứa. Vui lòng đặt mua Rotuven tại trang web: https://satapharm.vn/san-pham/rotuven300

Rotuven 300 Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Rotuven 300 thuyên giảm suy giãn tĩnh mạch, hiệu quả >80%

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!