Làm thế nào để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

1. Tự chăm sóc

Tự chăm sóc như tập thể dục, giảm cân, không mặc quần áo chật, gác cao chân khi nằm, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ có thể giảm đau và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.

Tự chăm sóc bản thân
Tập thể dục giúp máu lưu thông tốt và giảm triệu chứng đau chân

2. Vớ y khoa (còn gọi là tất tĩnh mạch)

Đây là biện pháp điều trị đầu tiên. Nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang phương pháp khác. Vớ y khoa bó ép hai chân, giúp máu lưu thông tốt hơn trong các tĩnh mạch và cơ chân. Nên mang vớ y khoa cả ngày.

Vớ y khoa
Sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

3. Dùng thuốc uống

Dùng thuốc hướng tĩnh mạch, trợ tĩnh mạch. Thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh. Thuốc còn có tác dụng tăng sức bền của thành mạch, giảm quá trình viêm và cải thiện sự dinh dưỡng ở mô. Phần lớn thuốc uống chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, còn khi các tĩnh mạch đã giãn nhiều, ngoằn ngoèo thì không có tác dụng do các van đã giảm chức năng nhiều và thành tĩnh mạch bị mỏng.

Rotuven 300 Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Rotuven300 viên uống thảo dược sản xuất tại Mỹ, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

4. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nặng hơn

Nếu bệnh không thuyên giảm với các biện pháp tự chăm sóc, vớ y khoa hoặc thuốc, hoặc nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể dùng các biện pháp sau để chữa trị cho bạn:

  • Tiêm xơ: Bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Trong một vài tuần các tĩnh mạch được điều trị sẽ mờ dần.
  • Phẫu thuật laser: Thường được dùng để điều trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.
  • Thủ thuật catheter: Catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu catheter được đốt nóng để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này thường được áp dụng cho giãn tĩnh mạch lớn.
  • Gỡ bỏ tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da và qua đó cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch dài. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.
  • Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: Bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ qua một loạt những đường rạch nhỏ trên da. Chỉ cần gây tê tại chỗ và nói chung ít để lại sẹo.
  • Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi: Chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng có loét ở chân. Bác sĩ sẽ luồn một camera nhỏ vào chân để quan sát và đóng kín các tĩnh mạch giãn, và sau đó lấy bỏ tĩnh mạch qua những đường rạch nhỏ.
tiêm xơ
Biện pháp tiêm xơ được dùng trong điều trị giãn tĩnh mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!