Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến trên thế giới, ước tính có đến 1/3 người trưởng thành bị mắc bệnh này. Hiểu rõ nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân sẽ giúp bạn tìm được biện pháp phòng ngừa và chữa trị phù hợp nhất. Đặc biệt, có nhiều cách điều trị ngay tại nhà đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn máu về tim, gây ra hiện tượng ứ đọng máu ở chân, làm biến dạng các mô xung quanh. Biểu hiện ra bên ngoài là tĩnh mạch sưng và nổi rõ, có màu xanh tím hoặc đỏ.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng trên thực tế, suy giãn tĩnh mạch ở chân là phổ biến hơn cả.

Suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch xanh tím nổi rõ dưới da

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh là chân đau nhức, nặng chân, sưng phù mắt cá, da chân sậm màu hoặc đổi màu, ngứa ngáy và khó chịu ở chân. Các triệu chứng này thường rõ ràng hơn vào chiều tối sau một ngày làm việc, hoặc nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện là do van tĩnh mạch bị hư tổn, khi đó van không thể đóng kín như bình thường. Van tĩnh mạch hở, khiến máu trào ngược xuống dưới, làm máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân. Máu ứ đọng lâu ngày làm tĩnh mạch giãn rộng và xoắn lại tạo thành những búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, nổi cộm ngay dưới bề mặt da. Tĩnh mạch giãn rộng lâu ngày làm suy yếu thành mạch khiến dịch thoát ra khỏi lòng mạch máu, gây sưng phù và đau nhức.

Có một số nguyên nhân làm hư tổn van tĩnh mạch được bác sĩ chẩn đoán và phân loại, gồm:

  • Nguyên nhân liên quan đến tuổi tác và giới tính. Những người trên 50 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh là đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch nhất.
  • Nguyên nhân đến từ các bệnh lý khác như béo phì, chấn thương chân, huyết khối ở chân, táo bón nặng…
  • Ngoài ra còn có nguyên nhân liên quan đến việc vận động. Những người làm công việc đòi hỏi đứng nhiều, ngồi lâu; những người có lối sống tĩnh tại, ít vận động đều có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân.
nguyen-nhan-gian-tinh-mach-chan-2
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch ở chân được chẩn đoán khác nhau giữa các bệnh nhân

Như vậy, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn lựa chọn cách chữa trị phù hợp nhất.

Các phương pháp tự điều trị tại nhà hiệu quả

Sau khi đã nhận biết được triệu chứng và các nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách chữa trị thích hợp. Đặc biệt, suy giãn tĩnh mạch có thể được điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Đầu tiên, bạn có thể dễ dàng phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách điều chỉnh lối sống sinh hoạt mỗi ngày. Bạn có thể tăng cường lưu thông máu ở chân bằng cách tập thể dục với các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga hoặc bơi lội…Đồng thời, bạn nên hạn chế việc đứng lâu/ngồi lâu một chỗ vì rất dễ gây ra tình trạng nặng chân, khiến máu khó lưu thông.

Bạn nên thiết lập một chế độ ăn tốt cho sức khỏe tĩnh mạch gồm tăng cường chất xơ chống táo bón; giảm muối trong khẩu phần ăn để tránh giữ nước gây phù chân; và nên bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu như quả bơ, cải xoong, gừng, chuối, hạt chia, cá biển…

Một cách khác là sử dụng vớ ép y khoa, vớ gối tĩnh mạch. Loại vớ này tạo áp lực lên tĩnh mạch, giúp đẩy máu từ chân về tim tốt hơn, nhờ đó làm giảm đau chân và giảm phù nề.

Thực hiện những thay đổi nhỏ này sẽ ngăn ngừa khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc hạn chế bệnh nặng hơn.

nguyen-nhan-gian-tinh-mach-chan-3
Vớ ép y khoa được các bác sĩ khuyên dùng, giúp cải thiện lưu thông máu

Một cách điều trị khác tại nhà chính là sử dụng thảo dược có tác dụng trợ tĩnh mạch, như Rotuven 300.

Rotuven 300 đã được nghiên cứu y học chứng minh làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch và làm bền thành mạch, ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch khi lớn tuổi. Sử dụng Rotuven 300 đều đặn ngày 2 viên giúp người bệnh giảm tình trạng đau chân (91%), nặng chân (85%) và sưng phù (84%) sau 2-4 tuần.

Rotuven 300 - Cao hạt dẻ ngựa
Rotuven 300 giúp thuyên giảm suy giãn tĩnh mạch >80%

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị, bạn có thể biết được những gì cần làm khi bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu thừa cân, bạn nên tích cực giảm cân bằng chế độ ăn, tăng cường vận động, mang vớ ép nếu máu lưu thông kém, sử dụng các sản phẩm thảo dược được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành như Rotuven 300 để điều trị các triệu chứng bệnh và ngăn không cho bệnh trở nên nặng hơn.

Nguồn: Varicose veins – Symptoms and causes – Mayo Clinic

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!