Những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà có thể gây một số biến chứng nặng nề. Do đó, việc tìm hiểu về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch là điều cần thiết. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm khả năng bơm máu về tim của hệ thống tĩnh mạch. Nguyên nhân chính là do các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông và/hoặc tĩnh mạch sâu đã bị hư tổn, khiến máu trào ngược xuống dưới, gây ứ đọng máu trong chân.

giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch do van tĩnh mạch bị hư khiến máu trào ngược xuống chân

Một số người có nguy cơ cao dễ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, gồm:

  • Những người làm công việc đòi hỏi đứng nhiều hoặc ngồi lâu một chỗ, hoặc ít vận động.
  • Những người có bất thường về giải phẫu hệ thống van tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch…
  • Phụ nữ nhiều lần sinh nở, tăng cân nhiều khi mang thai.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có cha mẹ, anh chị em ruột bị suy giãn tĩnh mạch (yếu tố di truyền)
  • Người lớn tuổi

Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thông thường, khi một người mắc suy giãn tĩnh mạch sẽ có những triệu chứng sau:

  • Chân có cảm giác đau nhức, ê ẩm, bắp chân căng cứng, hoặc có cảm giác nặng chân. Các triệu chứng này nặng hơn khi đứng yên hoặc ngồi lâu một chỗ
  • Ban đêm hay bị chuột rút (vọp bẻ) gây đau, vùng bắp chân có cảm giác tê như kiến bò.
  • Sưng phù mắt cá nhân.
  • Trên da xuất hiện những tĩnh mạch nổi rõ (còn gọi là gân máu), ngoằn ngoèo khắp chân.
  • Vùng da bị giãn tĩnh mạch xuất hiện vết chàm, sậm màu và gây ngứa
Tĩnh mạch phình to, nổi ngoằn ngoèo trên da là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch phình to, nổi ngoằn ngoèo trên da là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch

Cách phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch

Sau đây là các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân phổ biến:

1.Điều trị tại nhà

Khi mới phát hiện bệnh, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngoại viện, bằng các phương pháp điều trị tại nhà, gồm:

  • Vớ ép tĩnh mạch: Vớ sẽ tạo áp lực lên chân giúp các tĩnh mạch không bị giãn nở và cải thiện tình trạng bệnh.
  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc hoặc thảo dược có tác dụng trợ tĩnh mạch. Thuốc uống hoặc thảo dược trợ tĩnh mạch làm thuyên giảm các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh. Thuốc còn có tác dụng tăng sức bền của thành mạch, giảm quá trình viêm và cải thiện sự dinh dưỡng ở mô.

Rotuven 300 là một trong những sản phẩm thảo dược có tác dụng trợ tĩnh mạch được nhiều bác sĩ tin dùng. Được sản xuất tại Mỹ, có thành phần 100% thảo dược với hàm lượng chuẩn hóa, Rotuven 300 giúp giảm đau chân, nặng chân, sưng phù chân, ngứa chân và khó chịu ở chân chỉ sau 2 – 4 tuần. Hiệu quả điều trị đạt >80%, đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng. Rotuven được bào chế dưới dạng viên nang dễ uống, liều dùng đơn giản chỉ 2 viên mỗi ngày.

Điều trị nội khoa bằng Rotuven giúp thuyên giảm suy giãn tĩnh mạch >80%

2. Điều trị tại bệnh viện

Nếu người bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, khi đó cần đến bệnh viện để được điều trị nâng cao, gồm:

  • Tiêm xơ: Đây là phương pháp trị giãn tĩnh mạch phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy.
Tiêm xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến nhất
Tiêm xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến nhất
  • Thủ thuật lazer nội mạch: sử dụng tia lazer để làm teo các tĩnh mạch bị giãn. Áp dụng cho các bệnh nhân từ độ 2 trở lên.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch: chỉ áp dụng với người bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng, không thể chữa trị bằng nội khoa hoặc các thủ thuật xâm lấn khác.

Song song với phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân nêu trên, người bệnh vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh bệnh mau tái phát, gồm:

  • Tránh ngồi lâu hoặc đứng nhiều. Thường xuyên thay đổi tư thế như duỗi và co chân mỗi 30 phút để máu lưu thông.
  • Thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm muối và uống nhiều nước.
  • Kiểm soát tốt cân nặng.
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của cả bệnh nhân lẫn người chăm sóc. Bởi ngoài việc thực hiện theo phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch do bác sĩ chỉ định thì người bệnh cũng phải có chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hợp lý.

Nguồn: Varicose veins and spider veins | Office on Women’s Health (womenshealth.gov)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!