Phát hiện suy dãn tĩnh mạch dựa vào yếu tố nguy cơ và triệu chứng

Suy dãn tĩnh mạch thường biểu hiện ra ngoài bằng những gân máu xanh, tím, hoặc đỏ, ngoằn ngoèo và nổi phồng trên bề mặt da. Một số người không nổi các gân máu này nhưng lại thấy đau nhức hoặc cảm giác khó chịu, bứt rứt.

Dãn tĩnh mạch thường thấy nhiều nhất ở chân do việc đứng và đi lại làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chi dưới.

Tĩnh mạch bị suy giãn là do các van một chiều trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương. Điều này khiến cho máu đáng lẽ phải chảy về tim lại chảy ngược xuống dưới chân. Máu ứ lại trong tĩnh mạch chân khiến tĩnh mạch dãn to và trở thành búi dãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch có màu xanh vì chứa máu đã bị mất oxy trong quá trình tuần hoàn.

Mặc dù y khoa không xem suy dãn tĩnh mạch là một bệnh lý nặng, bệnh có thể dẫn đến những vấn đề trầm trọng hơn.

giãn tĩnh mạch chân

Dãn tĩnh mạch suy do van tĩnh mạch bị suy, khiến máu chảy ngược xuống dưới

Các yếu tố nguy cơ của suy dãn tĩnh mạch

  • Di truyền: Cha mẹ bị suy giãn tĩnh mạch thì nhiều khả năng là con cái sẽ mắc bệnh này.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn.
  • Lối sống tĩnh tại: Những người kém vận động, không tập thể dục thể thao cũng dễ bị giãn tĩnh mạch.
  • Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân.
  • Phụ nữ: Các yếu tố như mang thai, sanh đẻ nhiều lần và nội tiết tố khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới.
  • Chấn thương chân: Khiến các tĩnh mạch bị tổn thương hoặc suy yếu.
  • Thai kỳ: Việc tăng cân khi mang thai, tử cung to cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chi dưới.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá gây tổn thương mạch máu nói chung (bao gồm tĩnh mạch).
  • Dùng thuốc ngừa thai hoặc liệu pháp thay thế hormone (dùng cho phụ nữ mãn kinh).

Các triệu chứng cho thấy có thể bạn đã bị dãn tĩnh mạch

  • Đau nhức chân, nặng chân nhất là về chiều tối.
  • Chân nóng rát, sưng, chuột rút, và đau nhói ở dưới chân.
  • Cảm giác ngứa quanh vùng tĩnh mạch bị dãn.
  • Cảm giác đau chân nhiều hơn sau khi ngồi nhiều hoặc đứng lâu một chỗ.
  • Vùng da quanh nơi giãn tình mạch bị đổi màu hoặc sậm màu.

Tự kiểm tra để phát hiện suy giãn tĩnh mạch

Tự kiểm tra các yếu tố nguy cơ trên, kết hợp với các triệu chứng vừa nêu, bạn có thể biết mình bị suy giãn tĩnh mạch chưa.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và có thể sẽ cho siêu âm màu mạch máu hai chân (siêu âm Doppler) để kiểm tra chức năng của van tĩnh mạch.

Bạn nên làm gì khi bị suy dãn tĩnh mạch?

Hầu hết người bệnh nên bắt đầu với những phương pháp tự điều trị, bao gồm mang tất tĩnh mạch, tập thể dục thường xuyên hoặc dùng thuốc trợ tĩnh mạch từ thảo dược như Rotuven 300, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nặng hơn.

Rotuven 300 - Cao hạt dẻ ngựa
Rotuven 300 giảm đau chân, nặng chân, sưng chân, hiệu quả> 80%

Chỉ khi không đáp ứng với các biện pháp tự điều trị nêu trên, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được điều trị xâm lấn. Các bác sĩ áp dụng các thủ thuật xâm lấn ít (như chích xơ, lazer nội mạch, đốt bằng sóng cao tần..) , hoặc các phẫu thuật phức tạp hơn để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Bác sĩ can thiệp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy giãn ở giai đoạn trở nặng
Bác sĩ can thiệp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy dãn ở giai đoạn nặng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!