Phù chân do giãn tĩnh mạch

Phù có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng,… Phù do giãn tĩnh mạch thường xuất hiện khi đứng nhiều, sáng sớm thường không thể hiện, buổi chiều phù nhiều hơn và chỉ phù ở chân mà không có phù ở những vùng khác của cơ thể.

Gần một năm nay, cứ sau một ngày đứng bán hàng là bà Lê Thị Hương (58 tuổi, ở Bà Điểm, H. Hóc Môn, TP. HCM) bị đau chân ê ẩm. Do bận buôn bán cả ngày nên bà tự mua thuốc giảm đau về uống, nhưng cảm giác đau nhức và ê ẩm không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Cách đây một tuần bà Hương thấy chân dưới bị sưng phù lên khác thường, khi ấn ngón tay ở mặt lưng bàn chân thì thấy lõm vào. Bà đến nhà thuốc tây mua thuốc giảm sưng phù, nhưng lần này, thấy tình trạng của bà Hương bị phù như thế nên chị dược sĩ không bán thuốc mà khuyên bà đi khám bác sĩ. Bà đến khám ở bệnh viện và được bác sĩ cho siêu âm màu mạch máu hai chân, thì phát hiện bà bị giãn tĩnh mạch chi dưới.

Phù chân do giãn tĩnh mạch
Phù chân do giãn tĩnh mạch

Nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chân

Theo các bác sĩ chuyên khoa mạch máu, bệnh suy tĩnh mạch có thể phát hiện qua các triệu chứng như đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, chuột rút về đêm. Các biểu hiện trên sẽ tăng lên khi bệnh nhân đứng lâu hay ngồi nhiều; và sẽ giảm bớt khi bệnh nhân nằm gác hai chân lên cao, hoặc hay mang vớ y khoa điều trị. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân còn biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng như: xuất hiện các tĩnh mạch giãn (gân máu xanh nổi rõ dưới da), phù chân, da sậm màu và loét chân.

Tình trạng phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục. Phù nhiều hơn vào buổi chiều tối sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở mắt cá chân, bàn chân, có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với trước đây.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều bệnh nhân bị đau chân phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch, nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng; hoặc ngược lại có những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có triệu chưng khó chịu ở chân khác. Chính những biểu hiện không tương quan này làm cho người có bệnh chủ quan không đi khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm để đến khi phù nề, lở loét mới đi khám.

Khi có các dấu hiệu trên của bệnh giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên khoa về mạch máu như Bệnh viện Chợ Rẫy, BV Nhân dân Gia Định, BV Đại học Y Dược TP. HCM, BV Tâm Anh, BV Hoàn Mỹ, Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân thế nào?

Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc trợ tĩnh mạch, đôi khi kết hợp với mang vớ ép chân.

Từ lâu, tại Châu Âu, đặc biệt là tại Đức, các bác sĩ chuyên khoa thường dùng cao hạt dẻ ngựa – horse chestnut (có tên khoa học là Aesculus hippocastanum) cho các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân. Cao hạt dẻ ngựa là thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Người ta đã thực hiện 3 nghiên cứu quan sát trên 10,725 bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân. Liều dùng trong các nghiên cứu là 300 mg cao hạt dẻ ngựa ngày 2 lần. Kết quả ghi nhận được là cao hạt dẻ ngựa có hiệu quả giảm đau chân trong 91% bệnh nhân; 85% bệnh nhân giảm tình trạng nặng chân; 84% giảm sưng phù chân.

Trong khi đó 18 thử nghiệm lâm sàng trên 1,258 bệnh nhân ghi nhận: so với giả dược, cao hạt dẻ làm giảm phù ở mắt cá chân và bắp chân, giảm đau chân, giảm ngứa, giảm mỏi chân và căng tức chân. Các tác dụng phụ thì nhẹ và tương đương với giả dược.

Một nghiên cứu khác trên 240 người đăng trên tạp chí Lancet năm 1996 cho thấy, đối với bệnh giãn tĩnh mạch chân, cao hạt dẻ ngựa cho hiệu quả tương đương với mang vớ ép tĩnh mạch, nhưng người bệnh dễ tuân thủ hơn so với việc mang vớ ép.

Tại Việt Nam đã có sản phẩm Rotuven®300, được sản xuất tại Mỹ, có chứa 300 mg Cao hạt dẻ ngựa và 200 mg Rutin (chiết xuất từ nụ hoa hòe). Rotuven được bộ Y Tế Việt Nam cấp phép lưu hành từ năm 2013. Đến nay, đã có gần 300,000 hộp thuốc Rotuven đến tay người bệnh.

Công dụng chính của Rotuven là làm giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gồm giảm đau chân, nặng chân, sưng phù chân và ngứa chân. Ngoài ra, Rotuven còn có tác dụng củng cố sức bền thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch giúp ngăn ngừa suy tĩnh mạch khi lớn tuổi.

Rotuven300 giảm 84% sưng phù chân
Rotuven300 giảm 84% sưng phù chân

Nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị xâm lấn ít như chích xơ, lazer nội mạch, hoặc đốt mạch bằng sóng cao tần. Trường hợp nặng hơn thì phải phẫu thuật để lấy đi các tĩnh mạch nông đã bị giãn, bị xơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!