Người suy giãn tĩnh mạch nên ngủ ở tư thế nào là tốt nhất?

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, có nhiều cách làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh, trong đó có tư thế ngủ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch trong bài viết dưới đây nhé!

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn rộng và sưng phồng do máu ứ trệ dưới chân. Bên ngoài, có thể nhìn thấy tĩnh mạch nổi rõ dưới da, đồng thời van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, các tĩnh mạch sẽ có màu xanh, hình dáng ngoằn ngoèo, nổi cộm dưới da gây mất thẩm mỹ, nhất là đối với các chị em phụ nữ.

Trong y học, tĩnh mạch là một là một phần thuộc hệ thống tuần hoàn máu. Lòng tĩnh mạch được cấu tạo bởi các van một chiều, giúp máu lưu thông một chiều từ tĩnh mạch về tim và ngăn không cho máu chảy ngược trở lại. Tuy nhiên, khi tĩnh mạch bị giãn rộng, quá trình lưu thông máu sẽ bị ứ trệ do van tĩnh mạch bị hở, từ đó gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng, sưng phồng và có màu xanh
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng, sưng phồng và có màu xanh

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Nguyên tắc điều trị giãn tĩnh mạch là đảm bảo cho máu chảy thông suốt từ dưới chân về tim. Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong cơ thể. Có một số tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng khó chịu cho người suy giãn tĩnh mạch như chuột rút, đau, mỏi chân.

Dưới đây là một số tư thế ngủ tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể tham khảo:

  • Nằm nghiêng bên trái: Theo nghiên cứu, khi người bệnh giãn tĩnh mạch ngủ nghiêng về bên trái, sẽ có cảm giác thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nguyên nhân được đưa ra bởi vì, tĩnh mạch chủ của cơ thể nằm ở phía bên phải, giữ vai trò bơm máu về tim. Việc người bệnh nằm nghiêng về bên trái sẽ tránh được việc cơ thể tạo sức ép, đè lên tĩnh mạch này, từ đó giúp quá trình lưu thông máu được thông suốt. Không chỉ thế, ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp cho bạch huyết di chuyển về hệ thống tuần hoàn tốt hơn, nhờ vậy, các triệu chứng sưng đau do giãn tĩnh mạch cũng sẽ được cải thiện.
  • Nằm ngửa, kê cao chân: Để giúp dễ ngủ và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa và kê cao chân. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn gối kê chân có độ cao phù hợp, khoảng 15 – 20cm so với mặt phẳng nằm. Ngoài ra, bạn cần gác chân lên gối ở tư thế thoải mái nhất, hạn chế căng cơ quá mức, dẫn tới hiện tượng mỏi chân, chuột rút.

Lợi ích của việc chọn tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch đem lại nhiều lợi ích quan trọng như:

  • Cải thiện quá trình lưu thông máu: Như đã tìm hiểu, tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu kém dưỡng khí về tim, hoàn thành vòng tuần hoàn của máu trong cơ thể. Vì vậy, ngủ đúng tư thế sẽ giúp quá trình này diễn ra thuận lợi hơn.
  • Giảm áp lực lên tĩnh mạch: Áp lực tĩnh mạch gia tăng sẽ khiến tình trạng suy giãn ngày càng trở nên nặng nề. Việc nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân khi ngủ sẽ giúp tĩnh mạch “tránh” được những áp lực không cần thiết, từ đó giảm các cơn đau nhức khó chịu.
  • Giảm phù chân: Suy giãn tĩnh mạch khiến máu bị ứ đọng, đặc biệt là khi người bệnh đứng hoặc ngồi nhiều. Lúc này, tư thế ngủ đúng sẽ giúp giảm hiện tượng giãn tĩnh mạch, từ đó giảm phù chân hiệu quả.
Ngủ nghiêng bên trái tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ngủ nghiêng bên trái tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết được các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch và lợi ích mà nó đem lại.

Ngoài ra, khi bị đau chân, nặng chân hay sưng phù chân, bạn nên cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Rotuven 300. Sản phẩm có hai thành phần tự nhiên gồm cao hạt dẻ ngựa và rutin (trích tin từ nụ hoa hòe), có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch giúp đẩy máu về tim tốt hơn, nhờ đó làm giảm các triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân.

Các nghiên cứu y học trên 10,725 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cho thấy cao hạt dẻ ngựa- hoạt chất chính trong Rotuven- giúp đau chân 91%, giảm nặng chân 85% và giảm sưng phù chân 84%.

Rotuven 300 - Cao hạt dẻ ngựa
Rotuven 300 giúp thuyên giảm suy giãn tĩnh mạch >80%

Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2013, Rotuven 300 được nhiều bác sĩ tin dùng, và nhận được vô số phản hồi tích cực từ chính người bệnh. (xem mục Cảm nhận và chia sẻ tại đây)

Để được Dược sĩ tư vấn chuyên sâu về Rotuven, bạn có thể liên hệ qua số Hotline 090 914 9768

Nguồn tham khảo: https://cfvein.com/how-do-varicose-veins-impact-sleep/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!